Loài thủy sản có tính đại diện, độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I?
- Loài thủy sản có tính đại diện, độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I?
- Khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I bị thương hoặc bị mắc cạn thì phải thông báo với cơ quan nào?
- Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I có trách nhiệm gì trong hoạt động cứu hộ loài thủy sản?
Loài thủy sản có tính đại diện, độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, thì loài thủy sản có tính đại diện hoặc tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên có thể là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I.
Ngoài tính đại diện hoặc tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên thì loài thủy sản đó để thuộc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I nếu có số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
Loài thủy sản có tính đại diện, độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I bị thương hoặc bị mắc cạn thì phải thông báo với cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản.
b) Trường hợp Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản và thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao.
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm lập Biên bản bàn giao theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định trên, khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I bị thương hoặc bị mắc cạn thì tổ chức, cá nhân phát hiện phải thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản.
Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I có trách nhiệm gì trong hoạt động cứu hộ loài thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ được sử dụng làm tiêu bản phục vụ tuyên truyền, giáo dục hoặc bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho tổ chức phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục.
b) Báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.
...
Như vậy, theo quy định trên, trong hoạt động cứu hộ loài thủy sản, cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng.
Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ được sử dụng làm tiêu bản phục vụ tuyên truyền, giáo dục hoặc bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học.
Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho tổ chức phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục.
- Báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.
Xem thêm: Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.