Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?

Cho hỏi: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào? Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không? - câu hỏi của anh Sang (Cần Thơ)

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào?

Theo Điều 3 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

Phạm vi hoạt động
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, có trụ sở chính tại Hà Nội và Văn phòng đại diện phía Nam. Trụ sở chính của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đặt tại số 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Căn cứ quy định trên thì Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, có trụ sở chính tại Hà Nội và Văn phòng đại diện phía Nam.

Trụ sở chính của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đặt tại số 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có các quyền hạn nào?

Theo Điều 5 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định về quyền hạn của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam như sau:

Quyền hạn
1. Thành lập các pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật.
2. Gia nhập các tổ chức quốc tế và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị về việc thành lập hoặc giải thể các tổ chức hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước.

Căn cứ quy định trên thì Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có các quyền hạn sau đây:

- Thành lập các pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật:

Theo khoản 1 Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thành lập pháp nhân như sau:

Thành lập, đăng ký pháp nhân
1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

Ngoài ra, theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì một tổ chức chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Gia nhập các tổ chức quốc tế và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị về việc thành lập hoặc giải thể các tổ chức hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không? (Hình từ internet)

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?

Theo khoản 6 Điều 4 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định về chức năng và nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam như sau:

Chức năng và nhiệm vụ
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
2. Thiết lập các mối quan hệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với các tổ chức tương ứng, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài.
3. Mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết và hợp tác của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
4. Tham gia vận động, đấu tranh dư luận bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, đặc biệt là trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, chủ quyền quốc gia; quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tham gia công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc và các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật....
5. Tham gia các diễn đàn, cơ chế khu vực và quốc tế và hoạt động của nhân dân thế giới vì lợi ích quốc gia - dân tộc và vì hòa bình, phát triển bền vững, công lý, dân chủ và tiến bộ xã hội.
6. Là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, có vai trò nòng cốt trong công tác vận động phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có vai trò nòng cốt trong công tác vận động phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,773 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào