Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc nào?

Tôn chỉ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là gì? Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Long Thành. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Tôn chỉ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là gì?

Tôn chỉ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được quy định ở Điều 2 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 cụ thể:

Tôn chỉ, mục đích
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam (sau đây gọi chung là cộng đồng doanh nghiệp) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tôn chỉ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được quy định như trên.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Hình từ Internet)

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc nào?

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc quy định ở khoản 3 Điều 4 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 cụ thể:

Phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật về hội, pháp luật liên quan và theo Điều lệ này.
2. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hiệp thương dân chủ;
c) Bình đẳng, công khai, minh bạch;
d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này.

Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

- Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận;

- Hiệp thương dân chủ;

- Bình đẳng, công khai, minh bạch;

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?

Nhiệm vụ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quy định ở Điều 6 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

Nhiệm vụ
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
1. Tập hợp, nghiên cứu thực trạng và kiến nghị với Đảng và Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc, làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan Đảng, Nhà nước và với các tổ chức có liên quan khác ở trong và ngoài nước để phối hợp triển khai, trao đổi thông tin, ý kiến và đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và quan hệ lao động.
2. Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và quan hệ lao động dưới các hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.
3. Là đầu mối tập hợp thông tin, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và tham gia quá trình tham vấn với các đoàn đàm phán về kinh tế, thương mại; tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn, thực thi các điều ước quốc tế có liên quan tới kinh tế, thương mại, lao động; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực thi các điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại, lao động mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tham gia tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp lớn có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực; tổ chức các Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước và các hoạt động xúc tiến khác nhằm mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế.
4. Thực hiện vai trò của tổ chức đại diện ở trung ương của người sử dụng lao động Việt Nam tham gia vào các thiết chế ba bên về quan hệ lao động, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và liên kết tổ chức của người sử dụng lao động ở cấp ngành và địa phương; phối hợp với các tổ chức đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị hữu quan để hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định theo quy định của pháp luật.
5. Tiến hành các hoạt động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật; tư vấn và tham gia hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý trong quá trình kinh doanh và thực thi pháp luật.
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tư vấn thực thi chính sách, pháp luật; phổ biến, cung cấp, hỗ trợ thông tin kinh doanh, khoa học kỹ thuật cho cộng đồng doanh nghiệp.
7. Tổ chức vận động cộng đồng doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác liên quan tới hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
8. Hỗ trợ việc thành lập, phối hợp nâng cao năng lực hoạt động và liên kết các hiệp hội doanh nghiệp trong cả nước.
...

Như vậy, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,804 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào