Lịch tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?

Lịch tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào? Ai có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam? - câu hỏi của anh Nam (Hà Nội)

Lịch tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?

Theo Điều 1 Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về thời gian tiếp công dân của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

Thời gian, địa điểm tiếp công dân
1. Thời gian tiếp công dân
Vào những ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần), hết giờ làm việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu trú tại trụ sở Tiếp công dân.
- Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Tại trụ sở: Số 150 Phố Vọng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
3. Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo:
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.

Căn cứ trên quy định thời gian tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

Vào những ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần), hết giờ làm việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu trú tại trụ sở Tiếp công dân.

- Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút;

- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

Địa điểm tiếp công dân: Số 150 Phố Vọng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Ai có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Theo Điều 3 Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:

Trách nhiệm của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, ... (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn trình người có thẩm quyền xử lý; thông báo kết quả xử lý cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người tiếp công dân có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

TIẾP CÔNG DÂN

Lịch tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào được từ chối tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Theo Điều 4 Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về những trường hợp được từ chối tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,157 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào