Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay Dương? Tết Nguyên đán nghỉ được bao nhiêu ngày?

Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay ngày Dương? Lễ cúng Tất niên có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định pháp luật hiện nay? Năm nay, Tết Nguyên đán nghỉ được bao nhiêu ngày?

Lễ cúng Tất niên là gì?

Lễ cúng Tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng dịp Tết, đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và chào đón năm mới sắp tới.

Trong dịp này, mâm cỗ cúng Tất niên luôn được chuẩn bị chu đáo và tươm tất. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, mà còn là thời điểm các thành viên trong gia đình tụ họp, sum vầy bên mâm cơm ấm cúng.

Lễ cúng Tất niên thường diễn ra vào ngày cuối cùng của năm. Ý nghĩa của lễ cúng Tất niên là tiễn biệt những điều không may, xui xẻo trong năm cũ và cầu mong một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

Trong buổi lễ, mâm cúng thường được chuẩn bị với những món ăn đặc trưng như bánh chưng, bánh Tết, xôi chè, các món mặn, cùng với nhang, trà, rượu, muối gạo và bánh mứt.

Sau khi bày biện xong, gia chủ thắp nhang, khấn nguyện tổ tiên, thần linh và những người đã khuất, mong cho gia đình được bình an, khỏe mạnh, và gặp nhiều phúc lộc trong năm mới.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay ngày Dương?

Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay ngày Dương? (Hình từ Internet)

Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay ngày Dương? Đây có phải ngày lễ lớn hay không?

Như đã nói trên, lễ cúng Tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán. Lễ cúng này thường diễn ra vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch, tức là ngày 30 hoặc 29 tháng Chạp.

Đối với Tết Âm lịch 2025 năm nay không có ngày 30, vì thế lễ cúng Tất niên có thể diễn ra vào ngày 29 tháng Chạp (nhằm ngày 28/01/2025 Dương lịch).

Tuy nhiên, không có quy định cứng nhắc về thời gian cúng, nhiều gia đình có thể chọn tổ chức lễ cúng vào những ngày khác trong khoảng từ 16 đến 30 tháng Chạp, miễn sao trước Đêm Giao thừa (nhằm ngày 28/01/2025 Dương lịch).

Lễ cúng Tất niên có phải ngày lễ lớn hay không?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP chỉ quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về Ngày Tết Nguyên đán như sau:

Ngày Tết Nguyên đán
1. Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.
2. Trước Tết Nguyên đán từ 5 đến 7 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Như vậy, dù là một phần quan trọng của dịp Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) nhưng lễ cúng Tất niên không được quy định vào ngày lễ lớn trong luật.

Năm nay, nghỉ Tết Nguyên đán được bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, theo quy định lịch nghỉ Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) của người lao động sẽ có 5 ngày, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.

>>> Xem chi tiết tại: Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức

Năm 2025, Tết Âm lịch sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau:

- 28 Tết: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch

- 29 Tết: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch (thường diễn ra lễ cúng Tất niên)

- Mùng 1 Tết: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch

- Mùng 2 Tết: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch

- Mùng 3 Tết: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch

- Mùng 4 Tết: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch

- Mùng 5 Tết: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch

Như vậy, còn 63 ngày nữa là đến Tết Âm lịch 2025

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

329 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào