Lấy mẫu và thử mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm hiện nay được thực hiện như thế nào?

Việc lấy mẫu và thử mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm hiện nay được thực hiện như thế nào? Lượng thủy ngân ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời đối với thực phẩm là bao nhiêu? Văn bản nào quy định về nội dung này? Đây là câu hỏi của anh T.B đến từ Trà Vinh. Mong được hỗ trợ sớm.

Lấy mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm hiện nay được thực hiện như thế nào?

Lấy mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm hiện nay được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 1 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT như sau:

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...

Theo đó, lấy mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại trong thực phẩm hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

ô nhiễm kim loại nặng

Ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (Hình từ Internet)

Thử mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại trong thực phẩm hiện nay được thực hiện theo những phương pháp nào?

Thử mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại trong thực phẩm hiện nay được thực hiện theo phương pháp quy định tại tiểu mục 2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT như sau:

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
...
2. Phương pháp thử
Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương):
2.1. Phương pháp xác định hàm lượng arsen
□ TCVN 7601: 2007: Thực phẩm. Xác định hàm lượng arsen bằng phương pháp bạc dietyldithiocacbamat.
□ TCVN 7770: 2007 (ISO 17239: 2004): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua.
□ TCVN 6626: 2000 (ISO 11969:1996) Chất lượng nước - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
□ AOAC 973.78 Arsenic (total) Residues in Animal Tissues - Spectrophotometric Method (Tồn dư arsen tổng số trong mô động vật - Phương pháp quang phổ).
□ AOAC 986.15: Arsenic, cadmium, lead, selenium and zinc in human and pet foods (Arsen, cadmi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).
2.2. Phương pháp xác định hàm lượng chì
□ TCVN 7602: 2007 (AOAC 972.25): Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
□ TCVN 7766: 2007 (ISO 6633: 1984): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.
□ TCVN 8126: 2009: Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì, cadmi, kẽm, đồng và sắt. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng.
2.3. Phương pháp xác định hàm lượng cadmi
□ TCVN 7603: 2007 (AOAC 973.34): Thực phẩm. Xác định hàm lượng cadmi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
□ TCVN 7768-1: 2007 (ISO 6561-1: 2005): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng cadmi. Phần 1: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.
□ TCVN 7768-2: 2007 (ISO 6561-2: 2005): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng cadmi. Phần 2: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
2.4. Phương pháp xác định hàm lượng thiếc
□ TCVN 7788: 2007: Đồ hộp thực phẩm - Xác định hàm lượng thiếc bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử.
□ TCVN 7769: 2007 (ISO 17240: 2004): Sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng thiếc - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
2.5. Phương pháp xác định hàm lượng thủy ngân
□ TCVN 7604: 2007 (AOAC 971.21): Thực phẩm. Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.
□ TCVN 7877: 2008 (ISO 5666: 1999): Chất lượng nước - Xác định thủy ngân.
2.6. Phương pháp xác định hàm lượng methyl thủy ngân
□ AOAC 983.20: Mercury (methyl) in fish and shellfish: Gas chromatographic method (Methyl thủy ngân trong cá và tôm cua - Phương pháp sắc ký khí).
□ AOAC 988.11: Mercury (methyl) in fish and shellfish: Rapid gas chromatographic method (Methyl thủy ngân trong cá và tôm cua - Phương pháp sắc ký khí nhanh).
□ AOAC 990.04: Mercury (methyl) in seafood: Liquid chromatographic - atomic absorption spectrophotometric method (Methyl thủy ngân trong hải sản - Phương pháp sắc ký lỏng - quang phổ hấp thụ nguyên tử).

Theo đó, thử mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại trong thực phẩm hiện nay được thực hiện theo những phương pháp sau:

- Phương pháp xác định hàm lượng arsen

- Phương pháp xác định hàm lượng chì

- Phương pháp xác định hàm lượng cadmi

- Phương pháp xác định hàm lượng thiếc

- Phương pháp xác định hàm lượng thủy ngân

- Phương pháp xác định hàm lượng methyl thủy ngân

Lượng thủy ngân ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời đối với thực phẩm là bao nhiêu?

Lượng thủy ngân ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời đối với thực phẩm là 0,005 PTWI(mg/kg thể trọng) theo quy định tại bảng ở tiết mục 3.4 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT.

Ô nhiễm kim loại nặng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lấy mẫu và thử mẫu kiểm tra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm hiện nay được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm kim loại nặng
999 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm kim loại nặng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ô nhiễm kim loại nặng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào