Lấy mẫu thụ động mặt nước là gì? Việc bảo quản dụng cụ lấy mẫu thụ động mặt nước được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Lấy mẫu thụ động mặt nước là gì? Việc bảo quản dụng cụ lấy mẫu thụ động mặt nước được quy định thế nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Đồng Tháp.

Lấy mẫu thụ động mặt nước là gì?

Theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-23:2015 (ISO 5667-23:2011) thì lấy mẫu thụ động mặt nước là kỹ thuật lấy mẫu dựa trên sự khuếch tán của một chất phân tích từ môi trường lấy mẫu tới pha nhận trong các dụng cụ lấy mẫu thụ động như kết quả của sự chênh lệch giữa các thế năng hóa học của chất phân tích trong 2 môi trường: dòng chảy thực của chất phân tích di chuyển từ môi trường này sang môi trường khác cho đến khi sự cân bằng được thiết lập trong hệ thống hoặc cho đến khi kết thúc thời gian lấy mẫu.

Việc bảo quản dụng cụ lấy mẫu thụ động mặt nước được quy định thế nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-23:2015 (ISO 5667-23:2011) ,việc bảo quản dụng cụ lấy mẫu thụ động mặt nước phải đảm bảo:

- Đảm bảo các biện pháp an toàn sẵn có/sẵn sàng có và được kèm theo khi sử dụng mọi hóa chất.

- Phải luôn luôn giữ cho dụng cụ lấy mẫu thụ động cách ly với những nguồn có khả năng gây nhiễm bẩn ngoại trừ lúc tiếp xúc với vị trí lấy mẫu và vận chuyển trong bình kín khí, làm bằng vật liệu trơ phù hợp với các chất ô nhiễm đang quan tâm.

- Tránh tác động vật lý tới pha nhận hoặc màng của thiết bị lấy mẫu thụ động, vì nó ảnh hưởng tới các kết quả. Khi cần phải sử dụng tay, dùng găng tay cao su hoặc nilon không có bột lót. Không sử dụng lại găng tay đã dùng.

- Đối với một số dụng cụ lấy mẫu thụ động, cần phải tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc tới các chất ô nhiễm truyền theo không khí trong suốt quá trình lưu giữ bảo quản, thao tác và triển khai hoạt động của dụng cụ lấy mẫu thụ động và phân tích sau đó.

- Nên sử dụng phòng sạch đã được phân loại theo TCVN 8644-1 (ISO 14644-1) hoặc che chắn khi chuẩn bị một số dụng cụ lấy mẫu thụ động.

- Không bảo quản các dụng cụ lấy mẫu thụ động và phần chiết thu được gần các hóa chất khác, đặc biệt hóa chất dễ bay hơi.

- Sử dụng đầu pipet sạch và không bị nhiễm bẩn để cho thuốc thử vào dịch chiết.

Đối với dụng cụ lấy mẫu thụ động dùng cho hợp chất hữu cơ

- Giảm đến mức tối thiểu tiếp xúc giữa dụng cụ lấy mẫu thụ động dùng cho lấy mẫu hợp chất hữu cơ với các vật liệu nhựa.

- Sử dụng một dung môi hữu cơ như axeton, để rửa tất các các dụng cụ tiếp xúc với dụng cụ lấy mẫu thụ động trong quá trình chuẩn bị trước khi thực hiện, lưu giữ, vận chuyển, và chuẩn bị các phân tích.

Đối với dụng cụ lấy mẫu thụ động dùng cho các kim loại

- Dùng axit rửa các thiết bị sẽ tiếp xúc với phần chiết thu được từ dụng cụ lấy mẫu thụ động sau khi tiến hành lấy mẫu, ngoài các dụng cụ lấy mẫu thụ động, theo TCVN 6663-3 (ISO 5667-3).

- Sử dụng axit tinh khiết (có chứa mỗi kim loại nặng ít hơn 5 μg/kg) phù hợp với phân tích kim loại lượng vết để thêm vào mẫu hoặc để phân hủy mẫu.

Lấy mẫu thụ động mặt nước

Lấy mẫu thụ động mặt nước (Hình từ Internet)

Việc tính thời gian thực hiện lấy mẫu thụ động mặt nước thích hợp tại hiện trường thế nào?

Thời gian thực hiện lấy mẫu thụ động mặt nước thích hợp tại hiện trường được tính theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-23:2015 (ISO 5667-23:2011) như sau:

Tính thời gian thực hiện lấy mẫu thích hợp tại hiện trường
Khi mục đích của lấy mẫu thụ động là ước lượng nồng độ trung bình theo thời gian của chất ô nhiễm trong nước mặt, sự tiếp xúc không nên kéo dài vượt ra ngoài pha hấp thu tuyến tính (xem Điều 4). Trong điều kiện này, khối lượng chất ô nhiễm thu thập được trong pha nhận được giới hạn bởi tốc độ lấy mẫu và thời gian tiếp xúc. Khối lượng thu thập được trong pha nhận cần phải trên mức định lượng của phương pháp phân tích. Thời gian cần để đạt được Khối lượng này phụ thuộc vào nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước và tốc độ lấy mẫu của dụng cụ lấy mẫu thụ động. Nếu nồng độ trong nước thấp và tốc độ lấy mẫu thấp, không thể tính được nồng độ trung bình theo thời gian, cần sử dụng dụng cụ lấy mẫu thụ động có tốc độ lấy mẫu tương ứng với khoảng nồng độ dự kiến chất ô nhiễm.
Khi đạt tới cân bằng, lúc đó xác định khối lượng chất ô nhiễm thu thập được trong pha nhận bằng dung lượng hấp thụ (tích phân của thể tích dụng cụ lấy mẫu và hệ số phân chia giữa pha nhận và nước môi trường) của pha nhận. Với những điều kiện này, thông tin về nồng độ trung bình tính theo thời gian bị hạn chế.
Nên tham khảo nhà sản xuất về thời gian tiếp xúc khi sử dụng. Đối với các dụng cụ lấy mẫu không sản xuất thương mại, sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn đưa ra trong các công bố đã được thẩm định.

Như vậy, khi mục đích của lấy mẫu thụ động mặt nước là ước lượng nồng độ trung bình theo thời gian của chất ô nhiễm trong nước mặt, sự tiếp xúc không nên kéo dài vượt ra ngoài pha hấp thu tuyến tính.

Trong điều kiện này, khối lượng chất ô nhiễm thu thập được trong pha nhận được giới hạn bởi tốc độ lấy mẫu và thời gian tiếp xúc. Khối lượng thu thập được trong pha nhận cần phải trên mức định lượng của phương pháp phân tích.

Thời gian cần để đạt được Khối lượng này phụ thuộc vào nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước và tốc độ lấy mẫu của dụng cụ lấy mẫu thụ động. Nếu nồng độ trong nước thấp và tốc độ lấy mẫu thấp, không thể tính được nồng độ trung bình theo thời gian, cần sử dụng dụng cụ lấy mẫu thụ động có tốc độ lấy mẫu tương ứng với khoảng nồng độ dự kiến chất ô nhiễm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

292 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào