Lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp là trách nhiệm của ai? Kế hoạch xác minh gồm các nội dung gì?
Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại
...
2. Qua nghiên cứu nội dung khiếu nại, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp; hồ sơ, tài liệu và văn bản giải trình của người bị khiếu nại, nếu thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Trường hợp chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại thì tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
Theo đó, qua nghiên cứu nội dung khiếu nại, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp; hồ sơ, tài liệu và văn bản giải trình của người bị khiếu nại, nếu thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
Trường hợp chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại thì tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
Xác minh nội dung khiếu nại (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung khiếu nại khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại như sau:
Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
1. Người giải quyết khiếu nại trực tiếp xác minh hoặc quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung khiếu nại (sau đây gọi chung là Tổ xác minh).
...
Theo khoản 2 Điều 4 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 thì “Người giải quyết khiếu nại, tố cáo” là Viện kiểm sát hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trực tiếp xác minh hoặc quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
Khi cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung khiếu nại.
Lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp là trách nhiệm của ai? Kế hoạch xác minh gồm các nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại như sau:
Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
...
2. Người được phân công xác minh nội dung khiếu nại phải lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh. Kế hoạch xác minh gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh;
b) Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;
c) Những nội dung cần xác minh;
d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại;
đ) Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;
e) Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;
g) Việc báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung cần xác minh;
h) Các nội dung khác (nếu có).
Theo quy định trên, người được phân công xác minh nội dung khiếu nại phải lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại.
Kế hoạch xác minh gồm các nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh;
- Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;
- Những nội dung cần xác minh;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;
- Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;
- Việc báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung cần xác minh;
- Các nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.