Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bước nào trong hoạt động kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai mới?
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện những gì và lập theo đơn vị hành chính cấp nào theo Luật Đất đai mới?
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện những gì và lập theo đơn vị hành chính cấp nào thì tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2024 có nêu rõ bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, theo từng vùng kinh tế - xã hội.
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bước nào trong hoạt động kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai mới? (Hình từ Internet)
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bước nào trong hoạt động kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai mới?
Căn cứ Điều 58 Luật Đất đai 2024 quy định về chỉ tiêu, nội dung, hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai như sau:
Chỉ tiêu, nội dung, hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai
1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai đối với các loại đất quy định tại Điều 9 của Luật này bao gồm:
a) Diện tích;
b) Đối tượng sử dụng đất;
c) Đối tượng được giao quản lý đất.
2. Căn cứ xác định chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:
a) Chỉ tiêu thống kê đất đai được xác định theo hồ sơ địa chính tại thời điểm thống kê;
b) Chỉ tiêu kiểm kê đất đai được xác định theo hồ sơ địa chính và trên hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê.
3. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và phạm vi cả nước bao gồm: xác định tổng diện tích các loại đất, cơ cấu diện tích theo từng loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất; diện tích đất được giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.
4. Hoạt động thống kê đất đai được thực hiện như sau:
a) Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ thống kê; số liệu kiểm kê đất đai của kỳ trước hoặc số liệu thống kê đất đai được thực hiện trong năm trước;
b) Rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trong năm thống kê;
c) Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê đất đai theo đơn vị hành chính các cấp;
d) Phân tích, đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai trong kỳ thống kê, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
đ) Xây dựng báo cáo thống kê đất đai.
5. Hoạt động kiểm kê đất đai được thực hiện như sau:
a) Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ kiểm kê đất đai; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê đất đai hằng năm trong kỳ kiểm kê đất đai;
b) Điều tra, rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trong kỳ kiểm kê;
c) Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
d) Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
đ) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bước thứ 4 trong hoạt động kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai mới.
Theo đó, hoạt động kiểm kê đất đai được thực hiện theo từng bước như sau:
Bước 1: Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ kiểm kê đất đai; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê đất đai hằng năm trong kỳ kiểm kê đất đai;
Bước 2: Điều tra, rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trong kỳ kiểm kê;
Bước 3: Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
Bước 4: Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Bước 5: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai.
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có phải là hoạt động quản lý nhà nước về đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Đất đai 2024, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 18 nội dung, cụ thể như sau:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
(3) Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(4) Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
(5) Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
(6) Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(7) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
(8) Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
(9) Quản lý tài chính về đất đai.
(10) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
(11) Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
(12) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
(13) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(14) Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
(15) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
(16) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
(17) Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
(18) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.