Lao động thử việc khi nghỉ việc nhưng công ty không trả tiền lương những ngày đã làm thì nên làm thế nào?
Lao động thử việc nghỉ việc nhưng công ty không trả tiền lương thì nên làm thế nào?
Thông thường đối với những trường hợp công ty không trả tiền lương thì người lao động trước hết sẽ liên hệ với người sử dụng lao động để yêu cầu giải quyết.
Tương tự, người lao động thử việc trước hết nên liên hệ, đến trực tiếp trụ sở công ty để yêu cầu công ty giải quyết.
Trường hợp không được giải quyết thì có tiến hành thủ tục khiếu nại, hoặc trực tiếp khởi kiện đến Tòa án, cụ thể:
Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định về trình tự khiếu nại như sau:
Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:
a) Đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b) Đối với khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
d) Đối với khiếu nại về việc làm, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
4. Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại. (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Trường hợp không muốn giải quyết bằng con đường khiếu nại thì người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án. Tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
- Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
Trường hợp chọn con đường giải quyết bằng khiếu nại, tuy nhiên người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc thực hiện khiếu nại lần hai.
Khiếu nại lần hai với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở (Khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
Tóm lại, từ các quy định trên thì khi người lao động thử việc không được công ty trả lương khi nghỉ việc thì có thể khiếu nại lần đầu với người sử dụng lao động, khiếu nại lần hai với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc ngay từ ban đầu khởi kiện trực tiếp ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở.
Đối với những trường hợp khiếu nại lần đầu, khiếu nại lần hai mà kết quả không như mong muốn hoặc không được giải quyết khiếu nại thì cũng có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Lao động thử việc khi nghỉ việc nhưng công ty không trả tiền lương những ngày đã làm thì nên làm thế nào? (Hình từ Internet)
Khiếu nại công ty không trả tiền lương với Thanh tra Sở trực tuyến (online) được không?
Điều 6 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định về hình thức khiếu nại như sau:
Hình thức khiếu nại
1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
...
Hiện nay quy định khiếu nại về lao động nói chung được thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, chưa có hình thức khiếu nại trực tuyến (online).
Cho nên người lao động muốn khiếu nại công ty không trả tiền lương với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì cũng phải khiếu nại bằng một trong hai hình thức trên.
Nhân viên thử việc khi đi khiếu nại đòi trả tiền lương thì có nghĩa vụ thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định chung đối với người khiếu nại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
3. Người khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.