Lao động nữ đang nghỉ thai sản thì nghỉ việc luôn có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
- Lao động nữ đang nghỉ thai sản thì nghỉ việc luôn có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
- Lao động nữ đang nghỉ thai sản đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Lao động nữ nghỉ thai sản đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì có phải bồi thường cho công ty không?
Lao động nữ đang nghỉ thai sản thì nghỉ việc luôn có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động cần đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
Và theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
...
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
...
Như vậy, người lao động nữ đang nghỉ thai sản thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Lao động nữ đang nghỉ thai sản thì nghỉ việc luôn có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không? (Hình từ Internet)
Lao động nữ đang nghỉ thai sản đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
...
Như vậy, nếu lao động nữ đang nghỉ thai sản thì nghỉ việc mà không thuộc trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ở trên thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lao động nữ nghỉ thai sản đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì có phải bồi thường cho công ty không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo đó, lao động nữ nghỉ thai sản đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Ngoài ra, có thể phải hoàn trả cho người sử dụng lao động những chi phí đào tạo nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.