Lao cột sống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không? Người lao động bị lao cột sống được nghỉ tối đa mấy ngày?
- Lao cột sống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không?
- Người lao động bị lao cột sống được nghỉ tối đa mấy ngày?
- Danh sách người lao động bị lao cột sống nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do ai lập?
- Người lao động bị bệnh lao cột sống đang hưởng trợ cấp ốm đau thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Lao cột sống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không?
Lao cột sống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không, thì theo quy định tại TT 33 Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì lao cột sống thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
Lao cột sống (Hình từ Internet)
Người lao động bị lao cột sống được nghỉ tối đa mấy ngày?
Người lao động bị lao cột sống được nghỉ tối đa mấy ngày, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động bị lao cột sống và phải điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh thì có thể nghỉ tối đa là 180 ngày.
Nếu nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Danh sách người lao động bị lao cột sống nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do ai lập?
Danh sách người lao động bị lao cột sống nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do ai lập, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì danh sách người lao động bị lao cột sống nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
Người lao động bị bệnh lao cột sống đang hưởng trợ cấp ốm đau thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Người lao động bị bệnh lao cột sống đang hưởng trợ cấp ốm đau thì có được hưởng bảo hiểm y tế không, thì theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
…
Theo quy định trên thì người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong trong trường hợp đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Do đó, người lao động bị lao cột sống đang hưởng trợ cấp ốm đau thì được hưởng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.