Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc thảo luận những công việc nào đưa ra tập thể trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định?
Ủy ban Dân tộc làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 559/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ủy ban làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của Ủy ban đều phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quy chế làm việc của Ủy ban; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) trên các lĩnh vực công tác.
2. Phân công, phân cấp công việc cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ chuyên môn, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo và sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc của các đơn vị, cán bộ, công chức trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Mỗi việc chỉ giao một đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm.
3. Giải quyết và xử lý công việc đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định và Quy chế làm việc (trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên).
4. Thực hiện cải cách hành chính, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và hiệu quả trong mọi hoạt động của Ủy ban.
Theo đó, Ủy ban Dân tộc làm việc theo nguyên tắc sau:
- Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của Ủy ban Dân tộc đều phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) trên các lĩnh vực công tác.
- Phân công, phân cấp công việc cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ chuyên môn, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo và sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc của các đơn vị, cán bộ, công chức trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Mỗi việc chỉ giao một đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm.
- Giải quyết và xử lý công việc đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định và Quy chế làm việc (trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên).
- Thực hiện cải cách hành chính, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và hiệu quả trong mọi hoạt động của Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc thảo luận những công việc nào đưa ra tập thể trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 559/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Những công việc đưa ra tập thể Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc thảo luận:
- Các dự án luật, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch dài hạn, trung hạn, 05 năm, hằng năm của Ủy ban; các đề án trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các dự thảo Thông tư, các chương trình, đề án, dự án của Ủy ban;
- Chương trình hoạt động của Ủy ban theo nhiệm kỳ của Chính phủ; chương trình và kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Ủy ban; kế hoạch triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của Nhà nước; báo cáo hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch công tác và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban;
- Phân bổ các nguồn vốn và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và dài hạn;
- Những vấn đề khác được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm thấy cần thiết phải đưa ra tập thể Lãnh đạo Ủy ban thảo luận trước khi quyết định.
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể thì giải quyết như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 559/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Những công việc đưa ra tập thể Lãnh đạo Ủy ban thảo luận trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định
...
2. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể các công việc quy định tại khoản 1 Điều này, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm đơn vị được giao chủ trì lấy ý kiến bằng văn bản của các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm), trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
Trong vòng 03 ngày làm việc, các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm có ý kiến tham gia, nếu quá thời gian quy định không có ý kiến được coi như đồng ý.
Trong trường hợp văn bản gấp, đơn vị được giao chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
Theo đó, trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể các công việc quy định tại khoản 1 Điều này, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm đơn vị được giao chủ trì lấy ý kiến bằng văn bản của các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
Trong vòng 03 ngày làm việc, các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm có ý kiến tham gia, nếu quá thời gian quy định không có ý kiến được coi như đồng ý.
Trong trường hợp văn bản gấp, đơn vị được giao chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.