Làm kế toán trưởng phòng giáo dục và làm cả kế toán của chi bộ có được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm là 0,1 bên chi bộ nữa không?
Những ai không được làm kế toán theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định những người không được làm kế toán
- Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Làm kế toán trưởng phòng giáo dục và làm cả kế toán của chi bộ
Làm kế toán trưởng phòng giáo dục và làm cả kế toán của chi bộ có được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm là 0,1 bên chi bộ nữa không?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí phụ trách kế toán như sau:
- Đối với đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phụ trách kế toán do người đứng đầu cơ quan, đơn vị kế toán quyết định.
- Đối với đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phụ trách kế toán sau khi có ý kiến của Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính cấp huyện.
- Đối với đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng nhưng chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí phụ trách kế toán theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.
Bên cạnh Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng cụ thể:
- Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.
- Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.
Tại Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán như sau:
- Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.
- Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.
Từ các quy định trên, trước tiên chị được bổ nhiệm làm kế toán trưởng tại Phòng GD&ĐT sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở. Đồng thời chị được bổ nhiệm phụ trách kế toán tại đơn vị khác (người làm kế toán kiêm nhiệm) thì sẽ được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0.1% so với mức lương cơ sở.
Nguyên tắc kế toán theo quy định pháp luật
Tại Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định nguyên tắc kế toán theo quy định pháp luật như sau:
- Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
- Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
- Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
- Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.