Làm giả hồ sơ để đủ điều kiện chào bán chứng khoán ngay trong năm cơ cấu lại doanh nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
- Công ty đại chúng muốn chào bán chứng khoán ngày sau khi cơ cấu lại cần đảm bảo điều kiện về hoạt động kinh doanh như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán của công ty đại chúng ngay sau khi cơ cấu lại doanh nghiệp cần những gì?
- Làm giả hồ sơ để đủ điều kiện chào bán chứng khoán ngay trong năm cơ cấu lại doanh nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Công ty đại chúng muốn chào bán chứng khoán ngày sau khi cơ cấu lại cần đảm bảo điều kiện về hoạt động kinh doanh như thế nào?
Công ty đại chúng muốn chào bán chứng khoán ngày sau khi cơ cấu lại cần đảm bảo điều kiện về hoạt động kinh doanh như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 30 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp như sau:
Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp
Điều kiện công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; công ty sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
1. Đáp ứng điều kiện tương ứng về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, trong đó điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế của công ty được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán căn cứ trên:
a) Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm cơ cấu lại doanh nghiệp: báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành;
b) Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm liền sau năm cơ cấu lại (đối với trường hợp hợp nhất): báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần; báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành (nếu có). Điều kiện hoạt động kinh doanh có lãi được xác định căn cứ trên tổng lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước kỳ kế toán năm cuối cùng và trên báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên;
c) Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm liền sau năm cơ cấu lại trở đi (đối với trường hợp sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản), công ty đăng ký chào bán từ năm thứ hai sau năm cơ cấu lại trở đi (đối với trường hợp hợp nhất): báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý gần nhất (nếu có) của tổ chức phát hành.
Theo quy định trên thì công ty đại chúng sau khi cơ cấu lại doanh nghiệp nếu muốn chào bán chứng khoán thì yêu cầu hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi.
Đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành.
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán của công ty đại chúng ngay sau khi cơ cấu lại doanh nghiệp cần những gì?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán khi cơ cấu lại doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp
1. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm cơ cấu lại, hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau:
a) Báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại của 02 năm trước liền kề năm cơ cấu lại;
b) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm cơ cấu lại được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức phát hành;
c) Báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại (đối với trường hợp hợp nhất).
...
Như vậy, khi chào bán chứng khoán ra công chúng ngay trong năm vừa cơ cấu lại doanh nghiệp thì công ty đại chúng cần các giấy tờ sau cho hồ sơ đăng ký:
- Báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại của 02 năm trước liền kề năm cơ cấu lại;
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm cơ cấu lại được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức phát hành;
- Báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại (đối với trường hợp hợp nhất).
Làm giả hồ sơ để đủ điều kiện chào bán chứng khoán ngay trong năm cơ cấu lại doanh nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong việc làm hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện chào bán trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu;
...
Từ quy định trên thì công ty đại chúng có hành vi làm giả hồ sơ để đủ điều kiện chào bán chững khoán ngay trong năm vừa cơ cấu lại thì sẽ bị phạt vi phạm hàn chính từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo.
Trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng thì sẽ bị thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.