Lái xe vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm gì? Phương tiện vận chuyển này được quy định như thế nào?
Khi vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc nào?
Khi vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc nào, thì theo quy định tại Điều 29 Thông tư 33/2017/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc tổ chức vận chuyển
1. Vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý giữa các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải có lệnh của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hoặc Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh.
2. Tuvệt đối giữ bí mật về thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển, địa điểm giao, nhận và khối lượng, giá trị hàng hóa vận chuyển.
3. Tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý khi vận chuyển phải đóng gói trong bao, túi, hòm và được niêm phong.
4. Vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý phải đi ban ngày (trừ trường hợp vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển).
5. Không bố trí những người như: Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (vợ hoặc chồng), vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột (kể cả anh chị em ruột vợ hoặc chồng) cùng thực hiện một chuyến vận chuyển.
6. Người không có nhiệm vụ không được đi cùng trên phương tiện vận chuyển tiền mặt giấy tờ có giá, tài sản quý (trừ trường hợp vận chuyển bằng phương tiện công cộng).
7. Việc tổ chức vận chuyển phải tuân thủ theo quy trình: Bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý; bốc xếp lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển trên đường, đến địa điểm giao nhận; giao tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý và hoàn thành các thủ tục giao nhận theo quy định.
8. Việc bố trí lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ áp tải, bảo vệ tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trên đường vận chuyển phải đảm bảo:
a) Xe vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý do Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh quản lý: Có cảnh sát bảo vệ áp tải, hỗ trợ.
b) Xe vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý do Kho bạc Nhà nước huyện quản lý: Có bảo vệ chuyên trách hoặc cán bộ tăng cường được trang bị công cụ hỗ trợ áp tải, bảo vệ.
Theo đó, khi vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc theo các quy định nêu trên.
Lái xe vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Lái xe vận chuyển tiền mặt kho tiền của Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm gì?
Lái xe vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 33/2017/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm các cá nhân tham gia vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
1. Người giao nhận:
a) Là người được thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ giao, nhận, áp tải tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý từ nơi nhận đến nơi giao hoặc ngược lại.
b) Phụ trách chung và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong đảm bảo an toàn, hoàn thành giao, nhận tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý.
2. Bảo vệ chuyên trách Kho bạc Nhà nước và cảnh sát bảo vệ có trách nhiệm:
a) Có phương án bảo vệ hàng, người, phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn.
b) Khi xảy ra sự cố mất an toàn thì cùng mọi người trên xe bảo vệ an toàn hàng, người và phương tiện vận chuyển; đồng thời điện báo với thủ trưởng đơn vị có kho tiền và chủ động phối hợp với cơ quan Công an địa phương khắc phục nhanh nhất.
c) Tuân theo chỉ đạo, quản lý của người giao nhận.
3. Lái xe có trách nhiệm:
a) Đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện vận chuyển.
b) Thực hiện đúng hành trình vận chuyển; khi dừng xe, đỗ xe phải được sự đồng ý của người giao nhận; nếu xe bị hư hỏng thì phải nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục nhanh nhất, đảm bảo đưa hàng về nơi an toàn.
c) Chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.
d) Tuân thủ sự chỉ đạo của người giao nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì Lái xe vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước phải có các trách nhiệm sau:
- Đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện vận chuyển.
- Thực hiện đúng hành trình vận chuyển; khi dừng xe, đỗ xe phải được sự đồng ý của người giao nhận; nếu xe bị hư hỏng thì phải nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục nhanh nhất, đảm bảo đưa hàng về nơi an toàn.
- Chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.
- Tuân thủ sự chỉ đạo của người giao nhận
Phương tiện vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
Phương tiện vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước được quy định tại Điều 31 Thông tư 33/2017/TT-BTC như sau:
Phương tiện vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
1. Vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý giữa Kho bạc Nhà nước với Kho bạc Nhà nước các tỉnh; giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh với Kho bạc Nhà nước huyện phải bằng ô tô chuyên dùng.
2. Vận chuyển tiền mặt từ các điểm giao dịch, ngân hàng về trụ sở Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện và ngược lại bằng ô tô chuyên dùng; trường hợp phải vận chuyển bằng phương tiện khác thì thủ trưởng đơn vị có kho tiền phải có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản trong quá trình vận chuyển.
3. Trường hợp phải sử dụng phương tiện vận chuyển khác như: Máy bay, tàu hỏa, xuồng máy... người có quyền ra lệnh điều chuyển phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo an toàn tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý.
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện vận chuyển tiền mặt của kho tiền Kho bạc Nhà nước được quy định như sau:
- Vận chuyển tiền mặt giữa Kho bạc Nhà nước với Kho bạc Nhà nước các tỉnh; giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh với Kho bạc Nhà nước huyện phải bằng ô tô chuyên dùng.
- Vận chuyển tiền mặt từ các điểm giao dịch, ngân hàng về trụ sở Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện và ngược lại bằng ô tô chuyên dùng; trường hợp phải vận chuyển bằng phương tiện khác thì thủ trưởng đơn vị có kho tiền phải có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản trong quá trình vận chuyển.
- Trường hợp phải sử dụng phương tiện vận chuyển khác như: Máy bay, tàu hỏa, xuồng máy... người có quyền ra lệnh điều chuyển phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo an toàn tiền mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.