Lái xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân khi quản lý và vận hành xe cần lưu ý những gì? Việc phân công lái xe ô tô được quy định như thế nào?
Việc phân công lái xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dùng trong; các đơn vị thuộc ngành Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 510/2012/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Phân công lái xe ô tô
1. Việc phân công lái xe ô tô có quyết định cụ thể cho từng lái xe, chủng loại xe phù hợp với giấy phép của lái xe.
2. Trong trường hợp số xe hiện có của đơn vị nhiều hơn lái xe, thì sẽ giao cho một lái xe của đơn vị quản lý đồng thời 02 xe theo hình thức luân phiên, thời hạn là 01 năm. Hết thời hạn 12 tháng, 02 lái xe bàn giao xe cho nhau theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền, cụ thể có biên bản giao nhận với thành phần gồm: Lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách lái xe, lái xe, kế toán đơn vị (đơn vị lưu ý chỉ giao xe cho lái xe có giấy phép lái loại xe đó).
3. Trong từng chuyến công tác căn cứ vào nhu cầu đi công tác, số lượng người đi công tác cùng đoàn, vị trí địa lý, nhu cầu công việc thì người được giao thẩm quyền, quản lý, điều hành lái xe căn cứ tình hình thực tế và số lượng xe ô tô hiện có của đơn vị để điều xe cho phù hợp và phục vụ tốt nhiệm vụ được giao tránh lãng phí, không hiệu quả.
Như vậy, việc phân công lái xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân có quyết định cụ thể cho từng lái xe, chủng loại xe phù hợp với giấy phép của lái xe.
Trong trường hợp số xe hiện có của đơn vị nhiều hơn lái xe, thì sẽ giao cho một lái xe của đơn vị quản lý đồng thời 02 xe theo hình thức luân phiên, thời hạn là 01 năm. Đồng thời, thực hiện theo các quy định cụ thể trên.
Phân công lái xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Lái xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân khi quản lý và vận hành xe cần lưu ý những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 510/2012/QĐ-TANDTC quy định về Trách nhiệm của lái xe khi quản lý và vận hành xe như sau:
Trách nhiệm của lái xe khi quản lý và vận hành xe
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của lái xe theo qui định hiện hành của Nhà nước khi được giao quản lý và tham gia giao thông, trong đó lưu ý các nội dung sau:
1. Quản lý tài sản là xe ô tô kể cả các loại giấy tờ có liên quan đến xe như đăng ký, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy phép lưu hành … chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục như bảo hiểm, giấy ưu tiên (nếu có)…
2. Giữ gìn bảo quản sạch sẽ, quản lý và sử dụng xe theo đúng qui trình hàng ngày phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản khi tham gia giao thông.
3. Lập và quản lý sổ theo dõi hành trình và tình trạng kỹ thuật của xe để phục vụ cho công tác quản lý, chi phí sử dụng xe, chủ động lập kế hoạch đề xuất bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa xe để trình người có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Lái xe được biên chế trong Văn phòng của Tòa án nhân dân các cấp (phòng hành chính của các đơn vị), việc điều động lái xe và bố trí xe phục vụ công tác do Lãnh đạo Văn phòng trực tiếp điều động, sắp xếp theo ý kiến và kế hoạch công tác đã được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt; lái xe chỉ được đưa xe ra khỏi đơn vị khi có Lệnh điều xe của Văn phòng hoặc người có thẩm quyền, trừ trường hợp đột xuất do Lãnh đạo đơn vị trực tiếp điều động nhưng sau đó lái xe phải báo cáo để lãnh đạo Văn phòng biết và hoàn tất thủ tục điều xe theo qui định.
5. Lái xe chấp hành đúng nội qui qui định về quản lý và sử dụng xe ô tô của cơ quan cũng như qui định của pháp luật về việc quản lý phương tiện giao thông đường bộ như Luật giao thông đường bộ, lệnh điều xe và sự điều động đột xuất của Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo cơ quan và của đoàn đi công tác khi có phát sinh ngoài kế hoạch nhằm phục vụ cho chuyến công tác, có quyền từ chối không chở số người vượt quá qui định và không được tự động giao xe cho người khác lái, nếu vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
6. Lái xe có trách nhiệm đưa đón cán bộ, công chức đi công tác theo đúng hành trình mà người sử dụng xe đã đăng ký và được Lãnh đạo Văn phòng phê duyệt, không tự tiện lái xe đi nơi khác nếu không có sự đồng ý của người được sử dụng xe; Ghi đầy đủ thông tin về lộ trình, thời gian đi công tác, số km sử dụng trên phiếu ghi lộ trình để cá nhân, đại diện cho đoàn công tác sử dụng xe ký xác nhận ngay sau khi kết thúc chuyến đi công tác, làm cơ sở thanh toán chi phí xăng dầu hàng tháng theo qui định của Văn phòng.
Như vậy, lái xe khi quản lý và vận hành xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của lái xe theo qui định hiện hành của Nhà nước khi được giao quản lý và tham gia giao thông, trong đó lưu ý các nội dung được quy định cụ thể trên.
Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm gì với lái xe ô tô thuộc ngành Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 510/2012/QĐ-TANDTC quy định về Trách nhiệm của Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp như sau:
Trách nhiệm của Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp.
1. Có trách nhiệm bố trí xe ô tô để phục vụ tốt nhiệm vụ của cơ quan.
2. Điều động, quản lý xe, lái xe và cấp phát xăng dầu phục vụ công tác đúng đối tượng, đúng thời gian, lịch trình đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.
3. Xác nhận, đề nghị thanh, quyết toán xăng, dầu, phí cầu đường, phí cầu phà... nếu có, cho lái xe theo qui định về chế độ tài chính.
4. Kiểm tra, quản lý và lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa trung đại tu xe ô tô theo qui định.
Theo đó, Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm điều động, quản lý xe, lái xe và cấp phát xăng dầu phục vụ công tác đúng đối tượng, đúng thời gian, lịch trình đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.
Đồng thời, xác nhận, đề nghị thanh, quyết toán xăng, dầu, phí cầu đường, phí cầu phà... nếu có, cho lái xe theo qui định về chế độ tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.