Lãi suất cho vay ngân hàng và phi ngân hàng được quy định như thế nào? Ngân hàng có bị khống chế mức lãi suất cho vay hay không?

Cho chị hỏi lãi suất cho vay tiền tối đa hiện luật quy định là bao nhiêu % đối với đi vay ngân hàng và phi ngân hàng, lãi suất ngân hàng có bị giới hạn là bao nhiêu phần trăm hay không? - Câu hỏi của chị Lam (Bình Dương).

Lãi suất cho vay phi ngân hàng được quy định như thế nào?

Về vấn đề của chị, tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu về mức lãi suất như sau:

Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo đó, trong trường hợp thông thường, lãi suất cho vay khi thỏa thuận sẽ không quá 20%/năm, nếu không có thỏa thuận cụ thể thì khi giải quyết tranh chấp, lãi suất áp dụng sẽ là 10%/năm (theo khoản 2 nêu trên).

Lãi suất cho vay ngân hàng và phi ngân hàng được quy định như thế nào? Ngân hàng có bị khống chế mức lãi suất cho vay hay không?

Lãi suất cho vay ngân hàng và phi ngân hàng được quy định như thế nào? Ngân hàng có bị khống chế mức lãi suất cho vay hay không? (Hình từ Internet)

Lãi suất cho vay của ngân hàng được quy định như thế nào? Ngân hàng có bị khống chế mức lãi suất cho vay hay không?

Đối với trường hợp vay của các tổ chức tín dụng thì sẽ áp dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng và tại Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định như sau:

Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Theo đó, lãi suất của các tổ chức tín dụng sẽ không bị khống chế nhưng sẽ phải ấn định trước và công khai.

Ngân hàng không niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này như sau:

Vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định;
b) Niêm yết lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Thu các loại phí cung ứng dịch vụ không đúng quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14, điểm m khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ cao hơn mức đã niêm yết.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh về lãi suất, tiền tệ, giá cả hàng hóa và tài sản tài chính khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí cung ứng dịch vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, hành vi vi phạm nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Còn đối với trường hợp ngân hàng không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định sẽ bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Bên cạnh đó còn phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,444 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào