Kỹ thuật viên có thể thực hiện đặt kính tiếp xúc không? Các bước tiến hành đặt kính tiếp xúc như thế nào?

Cho tôi hỏi, đặt kính tiếp xúc được chỉ định trong những trường hợp nào? Kỹ thuật viên có thể thực hiện đặt kính tiếp xúc không? Tiến hành đặt kính tiếp xúc như thế nào? Sau khi đặt kính tiếp xúc phải theo dõi bệnh nhân như thế nào? Nội dung thắc mắc của chị Mai Anh tại Hà Nội.

Đặt kính tiếp xúc được chỉ định trong những trường hợp nào? Kỹ thuật viên có thể thực hiện đặt kính tiếp xúc không?

Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Đặt và tháo kính tiếp xúc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC
I. ĐẠI CƯƠNG
Đặt kính tiếp xúc và tháo kính tiếp xúc là một kỹ thuật thường dùng trong lâm sàng. Người thao tác kính tiếp xúc cần phải thành thạo kỹ thuật để có thể đặt vào tháo kính tiếp xúc một cách an toàn và có thể hướng dẫn để người bệnh tự đặt và tháo kính tại nhà.
II. CHỈ ĐỊNH
- Những người có tật khúc xạ.
- Những người bệnh có bệnh của bề mặt nhãn cầu (viêm giác mạc sợi, tróc biểu mô giác mạc, khô mắt, loạn dưỡng giác mạc, v.v.)
- Những người có nhu cầu dùng kính tiếp xúc thẩm mỹ (kính màu).
- Những trường hợp phẫu thuật khúc xạ có biến chứng vạt (đứt vạt, thủng vạt, v.v.)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Những người đang có bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh nặng của mắt, người bệnh nhiều tuổi hoặc tay vụng về quá.
- Những người không đảm bảo yêu cầu vệ sinh của kính tiếp xúc, trẻ nhỏ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.
...

Đặt và tháo kính tiếp xúc là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.

Đặt kính tiếp xúc và tháo kính tiếp xúc là một kỹ thuật thường dùng trong lâm sàng. Người thao tác kính tiếp xúc cần phải thành thạo kỹ thuật để có thể đặt vào tháo kính tiếp xúc một cách an toàn và có thể hướng dẫn để người bệnh tự đặt và tháo kính tại nhà.

Đặt kính tiếp xúc được chỉ định trong những trường hợp sau:

- Những người có tật khúc xạ.

- Những người bệnh có bệnh của bề mặt nhãn cầu (viêm giác mạc sợi, tróc biểu mô giác mạc, khô mắt, loạn dưỡng giác mạc, v.v.)

- Những người có nhu cầu dùng kính tiếp xúc thẩm mỹ (kính màu).

- Những trường hợp phẫu thuật khúc xạ có biến chứng vạt (đứt vạt, thủng vạt, v.v.)

Người thực hiện đặt kính tiếp xúc là bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

Đặt kính tiếp xúc

Đặt kính tiếp xúc (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành đặt kính tiếp xúc như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Đặt và tháo kính tiếp xúc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Đảm bảo đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu.
2. Kiểm tra người bệnh
Đúng tên, tuổi, yêu cầu về kính, và đúng mắt.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Đặt kính tiếp xúc
- Rửa tay sạch và lau khô.
- Lấy kính khỏi hộp, rửa bằng dung dịch vô trùng và nhúng dung dịch làm ướt.
- Đặt kính lên đầu ngón trỏ, mặt lõm lên trên.
- Người bệnh nhìn thẳng phía trước và mở cả 2 mắt.
- Người thao tác dùng ngón trỏ tay kia kéo mi trên (vùng cung mày) và giữ chặt.
- Ngón 3 hoặc 4 giữ mi dưới ở gần sát bờ mi và giữ chặt.
- Đặt kính vào giác mạc (mắt kia nhìn cố định vào một vật).
- Buông ngay tay giữ mi dưới và mi trên.
- Che mắt kia và kiểm tra thị lực để đảm bảo kính đã đặt đúng.
...

Các bước tiến hành đặt kính tiếp xúc như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ đảm bảo đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu.

Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên, tuổi, yêu cầu về kính, và đúng mắt.

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật theo quy định cụ thể trên.

Sau khi đặt kính tiếp xúc phải theo dõi bệnh nhân như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Đặt và tháo kính tiếp xúc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC
...
VI. THEO DÕI
- Sau khi đặt kính tiếp xúc, phải kiểm tra và theo dõi thị lực, độ cân của kính, độ phù hợp của kính trên giác mạc để đảm bảo kính không lỏng quá hoặc chặt quá.
- Sau khi tháo kính phải theo dõi để phát hiện viêm nhiễm hoặc các bất thường khác có thể có trên giác mạc.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Xước giác mạc do đặt và tháo kính không đúng cách: dùng thuốc tra mắt kháng sinh và nước mắt nhân tạo.
- Rách kính hoặc kẹt kính trong cùng đồ: tháo bỏ kính và đặt lại.

Như vậy, sau khi đặt kính tiếp xúc, phải kiểm tra và theo dõi thị lực, độ cân của kính, độ phù hợp của kính trên giác mạc để đảm bảo kính không lỏng quá hoặc chặt quá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

651 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào