Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ là gì? Ai sẽ là người thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ này theo quy định?
Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
I. ĐỊNH NGHĨA
Rửa phổi toàn bộ là phương pháp đưa một lượng nước lớn vào toàn bộ một hoặc hai phổi nhằm:
- Loại bỏ bụi, tạp chất và các đại thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.
- Làm giảm và hạn chế quá trình tiến triển và giảm quá trình xơ hóa phổi.
- Làm giảm những nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và những biến chứng do bệnh bụi phổi và một số bệnh lý khác gây nên như: viêm phế quản, giãn phế nang, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, lao phổi, tâm phế mạn, vv...
- Cải thiện khả năng thông khí cho người bệnh, dẫn đến nâng cao được chức năng hô hấp cho người bệnh.
...
Theo đó, kỹ thuật rửa phổi toàn bộ sẽ là phương pháp đưa một lượng nước lớn vào toàn bộ một hoặc hai phổi nhằm:
- Loại bỏ bụi, tạp chất và các đại thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.
- Làm giảm và hạn chế quá trình tiến triển và giảm quá trình xơ hóa phổi.
- Làm giảm những nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và những biến chứng do bệnh bụi phổi và một số bệnh lý khác gây nên như: viêm phế quản, giãn phế nang, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, lao phổi, tâm phế mạn, vv...
- Cải thiện khả năng thông khí cho người bệnh, dẫn đến nâng cao được chức năng hô hấp cho người bệnh.
Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ(Hình từ Internet)
Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ sẽ được chỉ định khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
II. CHỈ ĐỊNH
Tên bệnh chỉ định theo mã ICD-10 Bộ Y tế ban hành năm 2015
- Viêm phế quản mạn tính đơn thuần, do bụi (mã bệnh: J41- J42).
- Những người làm các nghề có tiếp xúc với bụi từ 5 năm trở lên như: bụi than, nhôm, bô-xít; bụi đá, thạch anh, phấn, cát; bụi may mặc, bụi gỗ.v.v. (mã bệnh: từ J60 tới J67).
- Các thể bệnh bụi phổi do silic được giám định đến 2/2 p,q (mã bệnh: J62).
- Hít phải các chất vô cơ hay hữu cơ (mã bệnh: J68-J69).
- Bệnh tích tụ protein phế nang (rửa cho những người bệnh từ 18 tuổi trở lên) (mã bệnh: J84).
Như vậy, nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ.
Ai sẽ là người thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
IV. CHUẨN BỊ
...
2. Người thực hiện kỹ thuật:
Kíp thủ thuật gồm:
- Bác sỹ phụ trách chung (01): Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ Quy trình kỹ thuật rửa phổi.
- Hai bác sỹ nội khoa (01 chính, 01 phụ):
+ Bác sỹ chính chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn kíp rửa phổi và tổ chức hội chuẩn người bệnh trước khi rửa phổi, dự kiến những khó khăn, tai biến có thể xảy ra trong khi thực hiện rửa phổi và đưa ra những biện pháp phòng ngừa, xử trí; quyết định những vấn đề kỹ thuật, phát hiện và xử trí tai biến thủ thuật, ghi chép diễn biến thủ thuật.
+ Bác sỹ phụ giúp bác sỹ chính chuẩn bị trước khi thủ thuật và giám sát tình trạng người bệnh trong khi thực hiện thủ thuật.
- Hai bác sỹ gây mê (01 chính, 01 phụ):
+ Bác sỹ gây mê chính chịu trách nhiệm chuẩn bị và khám kỹ cho người bệnh, đưa ra phương án gây mê, đặt ống; chuẩn bị thuốc, các máy móc và dụng cụ cần thiết trước khi làm thủ thuật; gây mê, đặt ống nội khí quản 2 nòng, theo dõi, phát hiện biến chứng gây mê cả trong và sau thủ thuật báo cáo trưởng kíp.
+ Bác sỹ gây mê phụ giúp bác sỹ gây mê chính hoàn thành công việc trước, trong và sau khi làm thủ thuật.
- Hai (02) điều dưỡng:
+ Thực hiện y lệnh của bác sỹ
+ Điều dưỡng viên chính chịu trách nhiệm chuẩn bị thuốc, dụng cụ thủ thuật, thực hiện y lệnh của bác sỹ nội khoa và bác sỹ gây mê, chuẩn bị dịch rửa và thu hồi dịch dẫn lưu; đưa máu, dịch dẫn lưu đến phòng xét nghiệm.
+ Điều dưỡng viên phụ giúp điều dưỡng viên chính thực hiện các công việc nói trên
- Một (01) hộ lý làm công tác phục vụ và vệ sinh.
...
Theo đó có thể thấy rằng người thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ sẽ được quy định như sau:
Kíp thủ thuật gồm:
- Bác sỹ phụ trách chung (01): Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ Quy trình kỹ thuật rửa phổi.
- Hai bác sỹ nội khoa (01 chính, 01 phụ):
+ Bác sỹ chính chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn kíp rửa phổi và tổ chức hội chuẩn người bệnh trước khi rửa phổi, dự kiến những khó khăn, tai biến có thể xảy ra trong khi thực hiện rửa phổi và đưa ra những biện pháp phòng ngừa, xử trí; quyết định những vấn đề kỹ thuật, phát hiện và xử trí tai biến thủ thuật, ghi chép diễn biến thủ thuật.
+ Bác sỹ phụ giúp bác sỹ chính chuẩn bị trước khi thủ thuật và giám sát tình trạng người bệnh trong khi thực hiện thủ thuật.
- Hai bác sỹ gây mê (01 chính, 01 phụ):
+ Bác sỹ gây mê chính chịu trách nhiệm chuẩn bị và khám kỹ cho người bệnh, đưa ra phương án gây mê, đặt ống; chuẩn bị thuốc, các máy móc và dụng cụ cần thiết trước khi làm thủ thuật; gây mê, đặt ống nội khí quản 2 nòng, theo dõi, phát hiện biến chứng gây mê cả trong và sau thủ thuật báo cáo trưởng kíp.
+ Bác sỹ gây mê phụ giúp bác sỹ gây mê chính hoàn thành công việc trước, trong và sau khi làm thủ thuật.
- Hai (02) điều dưỡng:
+ Thực hiện y lệnh của bác sỹ
+ Điều dưỡng viên chính chịu trách nhiệm chuẩn bị thuốc, dụng cụ thủ thuật, thực hiện y lệnh của bác sỹ nội khoa và bác sỹ gây mê, chuẩn bị dịch rửa và thu hồi dịch dẫn lưu; đưa máu, dịch dẫn lưu đến phòng xét nghiệm.
+ Điều dưỡng viên phụ giúp điều dưỡng viên chính thực hiện các công việc nói trên
- Một (01) hộ lý làm công tác phục vụ và vệ sinh.
Như vậy, trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ về đội ngũ thực hiện phải tuân thủ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.