Kỳ họp Quốc hội là gì? Mỗi năm kỳ họp Quốc hội được tổ chức bao nhiêu lần theo quy định của pháp luật?
Kỳ họp Quốc hội là gì? Mỗi năm kỳ họp Quốc hội được tổ chức bao nhiêu lần?
Kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.
Căn cứ trên quy định kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
- Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường. (Hiện tại được hướng dẫn tại Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành)
Ai được mời tham dự kỳ họp Quốc hội?
Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội được quy định tại Điều 5 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
(1) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại khoản này được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp đồng ý hoặc yêu cầu.
(2) Khách mời danh dự trong nước,khách mời danh dự quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc khách mời danh dự trong nước phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội; xem xét việc khách mời danh dự quốc tế phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội.
(3) Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.
(4) Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
(5) Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại các khoản (1), (2), (3) nêu trên do Tổng Thư ký Quốc hội quyết định.
Kỳ họp Quốc hội là gì? Mỗi năm kỳ họp Quốc hội được tổ chức bao nhiêu lần theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội bao gồm những gì?
Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội
1. Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội bao gồm:
a) Tài liệu chính thức gồm tài liệu thuộc hồ sơ của các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án theo quy định của pháp luật và các tờ trình, báo cáo khác thuộc nội dung của kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội;
b) Tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm, chuyên đề, báo cáo và các sản phẩm nghiên cứu, biên dịch được cung cấp cho đại biểu Quốc hội để có thêm thông tin về nội dung Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp, do Tổng Thư ký Quốc hội quyết định. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội,cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
Đại biểu Quốc hội có thể đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội cung cấp thông tin, tài liệu khác liên quan đến nội dung kỳ họp Quốc hội.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.