Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn lần 2 là 36 tháng thì có phù hợp với quy định của pháp luật?
- Hợp đồng lao động là gì?
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được đề cập như thế nào?
- Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn lần 2 là 36 tháng thì có phù hợp với quy định của pháp luật?
- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?
- Nội dung hợp đồng lao động cần phải đảm bảo những gì?
Hợp đồng lao động là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động được hiểu như sau:
"1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động."
Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn lần 2 là 36 tháng thì có phù hợp với quy định của pháp luật?
Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được đề cập như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Bộ luật lao động 2019 thì nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được đề cập như sau:
"Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn lần 2 là 36 tháng thì có phù hợp với quy định của pháp luật?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 ghi nhận hướng dẫn như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
...
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”.
Theo đó, đối với hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn trong khoảng thời gian không quá 36 tháng thì được xem là hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó trường hợp doanh nghiệp bạn thực hiện quy định ký hợp đồng lao động xác định lần 1 là 12 tháng, hết thời hạn ký thêm lần 2 là 36 tháng, sau đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì vẫn phù hợp với quy định pháp luật.
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?
Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 thì việc giao kết nhiều hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
- Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung hợp đồng lao động cần phải đảm bảo những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm quy định cụ thể về từng nội dung trong hợp đồng lao động tại Điều 3 Thông tư 10/2020/BLĐTBXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.