Ký hợp đồng lao động người cao tuổi vào vị trí thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa có được không?

Xin thắc mắc, cho mình hỏi công ty muốn hợp đồng lao động người cao tuổi vào vị trí thuyền trưởng phương tiện đường thuỷ nội địa có được không? Mong nhận được phản hồi từ ban tư vấn. - câu hỏi của anh T.G (Cần Thơ).

Ký hợp đồng lao động người cao tuổi vào vị trí thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa có được không?

Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên phương tiện thuỷ nội địa được quy định tại Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 và được sử đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) như sau:

Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Căn cứ trên quy định thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thuỷ nội địa phải bảo đảm một trong các điều kiện là đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.

Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo các quy định nêu trên thì chủ phương tiện không thể ký hợp đồng lao động với người cao tuổi đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa vì sẽ không đảm bảo về độ tuổi làm việc của thuyền viên.

Đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng

Ký hợp đồng lao động người cao tuổi vào vị trí thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa có được không? (Hình từ Internet)

Thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa có trách nhiệm và quyền hạn gì?

Thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BGTVT) như sau:

Thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc đoàn phương tiện, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Quản lý, bảo đảm an toàn về người, phương tiện và tài sản trên phương tiện; nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời hạn hoạt động và chu kỳ sửa chữa của phương tiện. Đối với thuyền trưởng phương tiện mang cấp VR-SB, phải lập phương án tập luyện về cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng và tổ chức huấn luyện, hướng dẫn việc sử dụng thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng cho thuyền viên mới ngay khi xuống phương tiện; mỗi quý, tổ chức tập luyện về cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng phương tiện ít nhất một lần cho thuyền viên.
2. Quản lý sổ nhật ký hành trình, danh bạ thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) và sổ sách, giấy tờ cần thiết khác của phương tiện, tổ chức việc ghi chép và thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách. Hàng ngày phải ký xác nhận nội dung nhật ký hành trình theo quy định.
3. Tổ chức giao nhận hàng hóa, phục vụ hành khách theo lệnh điều động hoặc hợp đồng vận chuyển và các quy định hiện hành.
4. Tổ chức phân công, giám sát, đôn đốc thuyền viên hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp phương tiện có nhiều hơn một thuyền phó, trách nhiệm của từng thuyền phó do thuyền trưởng phân công cụ thể.
5. Chỉ được đón, trả khách, xếp dỡ hàng hóa ở những nơi đã quy định, trừ trường hợp gặp nạn hoặc bất khả kháng.
...

Theo đó, thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện đường thủy nội địa và có trách nhiệm và quyền hạn nêu trên.

Các loại hợp đồng lao động mới nhất hiện nay là gì?

hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại được căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,708 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào