Ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự như thế nào? Mẫu thử gạch bô tông được lấy như thế nào?

Tôi có thắc mắc là ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự như thế nào? Mẫu thử gạch bô tông được lấy như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đồng Tháp.

Ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự như thế nào?

Ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự được quy định tại tiết 3.3.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2016 như sau:

Phân loại, hình dạng và ký hiệu
3.1 Phân loại
3.1.1 Theo đặc điểm cấu tạo, gạch bê tông được phân thành gạch đặc (GĐ) và gạch rỗng (GR) như ví dụ ở Hình 1.
3.1.2 Theo mục đích sử dụng, gạch bô tông được phân thành gạch thường (xây có trát), gồm gạch đặc thường (GĐt), gạch rỗng thường (GRt) và gạch trang trí (xây không trát), gồm gạch đặc trang trí (GĐtt), gạch rỗng trang trí (GRtt).
3.1.3 Theo mác gạch, gạch bê tông được phân thành các loại M3,5; M5,0; M7,5; M10,0: M12,5; M15,0; và M20,0.
3.3 Ký hiệu
3.3.2 Ký hiệu sản phẩm
Ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự sau: loại-mác-chiều dàixchiều rộngxchiều cao-số hiệu tiêu chuẩn.
Ví dụ:
+ Gạch bê tông đặc thường, mác 7,5 MPa, chiều dài 220 mm, chiều rộng 105 mm, chiều cao 60 mm, phù hợp với TCVN 6477:2016 được ký hiệu: GĐt-M7,5-220x105x60-TCVN 6477:2016.
+ Gạch bê tông rỗng trang trí, mác 10,0 MPa, chiều dài 210 mm, chiều rộng 100 mm, chiều cao 60 mm, phù hợp với TCVN 6477:2016 được ký hiệu: GRtt-M10,0-210x100x60-TCVN 6477:2016.

Như vậy, theo quy định trên thì ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự như sau: loại-mác-chiều dàixchiều rộngxchiều cao-số hiệu tiêu chuẩn.

Ví dụ:

+ Gạch bê tông đặc thường, mác 7,5 MPa, chiều dài 220 mm, chiều rộng 105 mm, chiều cao 60 mm, phù hợp với TCVN 6477:2016 được ký hiệu: GĐt-M7,5-220x105x60-TCVN 6477:2016.

+ Gạch bê tông rỗng trang trí, mác 10,0 MPa, chiều dài 210 mm, chiều rộng 100 mm, chiều cao 60 mm, phù hợp với TCVN 6477:2016 được ký hiệu: GRtt-M10,0-210x100x60-TCVN 6477:2016.

gạch bê tông

Ký hiệu viên gạch bê tông được ghi theo thứ tự như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu thử gạch bê tông được lấy như thế nào?

Mẫu thử gạch bê tông được lấy theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2016 như sau:

Phương pháp thử
5.1 Lấy mẫu
Mẫu thử được lấy theo lô. Lô là số lượng gạch cùng loại, cùng kích thước và màu sắc, được sản xuất từ cùng loại nguyên vật liệu và cấp phối trong khoảng thời gian liên tục. Đối với gạch có kích thước tương đương thể tích lớn hơn 10 dm3/viên, cỡ lô quy định là 50000 viên; đối với gạch có kích thước tương đương thể tích lớn hơn 2 dm3/viên đến 10 dm3/viên, cỡ lô quy định là 100000 viên; đối với loại gạch có kích thước tương đương thể tích 2 dm3/viên hoặc nhỏ hơn, cỡ lô quy định là 200000 viên. Trong trường hợp không đủ số lượng tương ứng quy định trên thì vẫn coi là lô đủ.
Lấy ngẫu nhiên 10 viên ở các vị trí khác nhau đại diện cho lô làm mẫu thử, đã đủ 28 ngày kể từ ngày sản xuất. Không lấy những viên bị hư hại do quá trình vận chuyển để làm mẫu thử.

Như vậy, theo quy định trên thì mẫu thử gạch bê tông được lấy theo lô.

Lô là số lượng gạch cùng loại, cùng kích thước và màu sắc, được sản xuất từ cùng loại nguyên vật liệu và cấp phối trong khoảng thời gian liên tục.

Đối với gạch có kích thước tương đương thể tích lớn hơn 10 dm3/viên, cỡ lô quy định là 50000 viên; đối với gạch có kích thước tương đương thể tích lớn hơn 2 dm3/viên đến 10 dm3/viên, cỡ lô quy định là 100000 viên; đối với loại gạch có kích thước tương đương thể tích 2 dm3/viên hoặc nhỏ hơn, cỡ lô quy định là 200000 viên.

Trong trường hợp không đủ số lượng tương ứng quy định trên thì vẫn coi là lô đủ.

Thước kẹp để xác định kích thước gạch bê tông có vạch chia được quy định như thế nào?

Thước kẹp để xác định kích thước gạch bê tông có vạch chia được quy định tại tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2016 như sau:

Phương pháp thử
5.2 Xác định kích thước, màu sắc và khuyết tật ngoại quan
5.2.1 Quy định chung
Xác định trên toàn bộ số mẫu thử đã lấy theo 5.1.
5.2.2 Thiết bị, dụng cụ
5.2.2.1 Thước lá thép có vạch chia đến 1 mm;
5.2.2.2 Thước kẹp có vạch chia đến 0,1 mm.
5.2.3 Cách tiến hành
- Đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng thước lá. Mỗi chiều đo tại ba vị trí (ở hai đầu cách mép 20 mm và giữa).
- Đo chiều dày thành bằng thước kẹp;
Ghi lại các kết quả đo riêng lẻ và tính giá trị trung bình cộng cho từng loại kích thước của mỗi viên gạch, lấy chính xác đến milimet.
- Xác định độ cong vênh bề mặt bằng cách ép sát cạnh thước lá thép lên bề mặt viên gạch, đo khe hở lớn nhất giữa mặt dưới của cạnh thước và bề mặt viên gạch bằng dụng cụ thích hợp;
- Số vết nứt và sứt được quan sát và đếm bằng mắt thường, đo chiều sâu và chiều dài bằng thước kẹp kết hợp thước lá thép.
- Độ đồng đều về màu sắc của bề mặt viên gạch trang trí được xác định bằng cách đặt viên gạch có màu chuẩn ở giữa các viên cần kiểm tra. Các viên cần kiểm tra phải có màu tương đương với viên gạch có màu chuẩn khi so sánh bằng mắt thường từ khoảng cách 1,5 m, dưới ánh sáng tự nhiên.

Như vậy, theo quy định trên thì thước kẹp để xác định kích thước gạch bê tông có vạch chia đến 0,1 mm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,709 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào