Kíp nổ điện có thể phát nổ khi bị chấn động mạnh hay không? Quy trình thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ điện được thực hiện như thế nào?
Kíp nổ điện là gì?
Tại tiết 1.3.1 tiều mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2015/BCT về Các loại kíp nổ điện có quy định như sau:
Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và các quy định về quản lý đối với các loại kíp nổ điện bao gồm: Kíp nổ điện số 8, kíp nổ điện vi sai, kíp nổ điện vi sai an toàn sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan tới kíp nổ điện số 8, kíp nổ điện vi sai, kíp nổ điện vi sai an toàn trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Kíp nổ điện là một loại phụ kiện nổ, có cấu tạo gồm ống kim loại hình trụ tròn chứa thuốc nổ có gắn mồi lửa điện và dây dẫn, dùng để gây nổ khối thuốc nổ hoặc các thiết bị chuyên dụng có chứa thuốc nổ. Kíp nổ điện được gây nổ khi có nguồn điện qua dây dẫn làm mồi lửa điện phát hỏa.
Kíp nổ điện quy định trong quy chuẩn này bao gồm: Kíp nổ điện số 8, kíp nổ điện vi sai và kíp nổ điện vi sai an toàn.
1.3.2. Phụ kiện nổ là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu để làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dụng có chứa thuốc nổ.
1.3.3. Kíp nổ điện số 8 là kíp nổ điện có cường độ nổ số 8 và nổ tức thời ngay khi được kích nổ.
...
Theo quy chuẩn vừa nêu thì kíp nổ điện là một loại phụ kiện nổ, có cấu tạo gồm ống kim loại hình trụ tròn chứa thuốc nổ có gắn mồi lửa điện và dây dẫn, dùng để gây nổ khối thuốc nổ hoặc các thiết bị chuyên dụng có chứa thuốc nổ.
Trong đó, phụ kiện nổ được hiểu là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu để làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dụng có chứa thuốc nổ.
Kíp nổ điện được gây nổ khi có nguồn điện qua dây dẫn làm mồi lửa điện phát hỏa.
Kíp nổ điện sẽ có nhiều loại, bao gồm: Kíp nổ điện số 8, kíp nổ điện vi sai và kíp nổ điện vi sai an toàn.
Kíp nổ điện có thể phát nổ khi bị chấn động mạnh hay không? Quy trình thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ điện được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Kíp nổ điện có thể phát nổ khi bị chấn động mạnh hay không?
Khả năng chịu chấn động của kíp nổ điện được quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2015/BCT về Các loại kíp nổ điện như sau:
Quy định kỹ thuật
...
2.3. Điện trở
2.3.1. Đối với kíp nổ điện số 8
2.3.1.1. Kíp có dây dẫn dài 1,9 m ÷ 2,1 m: điện trở từ 2,0 W ÷ 4,0 W.
2.3.1.2. Đối với kíp có chiều dài dây dẫn thay đổi theo yêu cầu đặt hàng của người sử dụng: Điện trở theo công bố của nhà sản xuất.
2.3.1.3. Kíp nổ điện số 8 phải được phân loại trong quá trình sản xuất, để đảm bảo trong một hòm sản phẩm, mức chênh lệch điện trở của các kíp có cùng chiều dài dây dẫn không quá 1,0 W.
2.3.2. Đối với kíp nổ điện vi sai và kíp nổ điện vi sai an toàn
2.3.2.1. Kíp có dây dẫn dài 1,9 m ÷ 2,1 m: Điện trở từ 2,0 W ÷ 3,2 W.
2.3.2.2. Đối với kíp có chiều dài dây dẫn theo yêu cầu đặt hàng của người sử dụng: Điện trở theo công bố của nhà sản xuất.
2.4. Khả năng chịu chấn động
Kíp không phát nổ, không hư hỏng kết cấu khi thử chấn động trên máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ 150 mm ± 2 mm, tần số dao động 60 lần/phút ± 1 lần/phút, trong thời gian 20 phút.
2.5. Dòng điện an toàn
2.5.1. Đối với kíp nổ điện số 8: Khi thử dòng điện 1 chiều 0,05 A trong thời gian 5 phút, kíp không phát nổ.
2.5.2. Đối với kíp nổ điện vi sai và kíp nổ điện vi sai an toàn: Khi thử dòng điện 1 chiều 0,18 A trong thời gian 5 phút, kíp không phát nổ.
...
Như vậy, kíp nổ điện sẽ không phát nổ hay bị hư hỏng kết cấu khi bị chấn động trong biên độ150 mm ± 2 mm, tần số dao động 60 lần/phút ± 1 lần/phút, trong thời gian 20 phút.
Quy trình thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ điện được thực hiện như thế nào?
Việc thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ điện được thực hiện theo các bước quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2015/BCT về Các loại kíp nổ điện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Để thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ điện thì cần phải chuẩn bị một số thiết bị và mẫu thử cần thiết
(1) Thiết bị
- Máy đo dòng điện kíp nổ điện chuyên dụng, độ phân giải 0,01 A.
- Bình thép hoặc hộp thép chịu áp lực.
(2) Mẫu thử
- Mẫu thử được lấy ngẫu nhiên trong số kíp cần kiểm tra.
- Số lượng mẫu thử: 05 kíp (kíp đã đo điện trở đạt yêu cầu theo quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2015/BCT về Các loại kíp nổ điện).
Cho phép được lấy kíp đã qua Mục thử chấn động đạt yêu cầu tại Mục 3.3 của quy chuẩn này.
Bước 2: Tiến hành thử nghiệm
Cho kíp vào trong bình thép (hoặc hộp thép) chịu áp lực. Đấu 2 đầu dây của kíp vào 2 đầu dây nối tới máy đo dòng điện kíp nổ điện chuyên dụng.
Đo điện trở của kíp, điều chỉnh, chọn điện trở của máy bằng điện trở của kíp. Lựa chọn dòng điện gây nổ 0,05 A (đối với kíp nổ điện số 8) hoặc 0,18 A (đối với kíp nổ điện vi sai và kíp nổ điện vi sai an toàn), đặt thời gian thử 5 phút.
Ấn nút trên máy cho dòng điện chạy qua kíp trong thời gian 5 phút. Khi đủ thời gian 5 phút, tắt máy và vặn các nấc đo về vị trí ban đầu.
Ngắt dây dẫn điện khỏi mạch điện, chờ 5 phút, sau đó kiểm tra tình trạng mẫu thử. Tiếp tục thử các mẫu khác cho đến hết số lượng mẫu thử.
Bước 3: Đánh giá kết quả
Mẫu thử đạt yêu cầu khi toàn bộ kíp đem thử không phát nổ.
Trường hợp có ít nhất 01 kíp phát nổ, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp đôi lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ số kíp đem thử không phát nổ.
Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp phát nổ thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.