Kinh phí sử dụng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành tài chính được lấy từ đâu?
Kinh phí sử dụng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành tài chính được lấy từ đâu?
Theo Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, kinh phí sử dụng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành tài chính do ngân sách nhà nước cấp.
Cán bộ công chức ngành tài chính được cử đi đào tạo bồi dưỡng (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức ngành tài chính được cử đi đào tạo bồi dưỡng được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Điều 23 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Quyền lợi của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan, đơn vị (nếu có).
3. Công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Theo đó, cán bộ công chức ngành tài chính được cử đi đào tạo bồi dưỡng được hưởng những quyền lợi như sau:
- Đối với công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
+ Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
+ Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
+ Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
+ Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
- Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan, đơn vị (nếu có).
Ngoài ra, cán bộ công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi nêu trên, còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Cán bộ công chức ngành tài chính có những trách nhiệm gì khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng?
Theo Điều 24 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Trách nhiệm của công chức, viên chức
1. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả học tập theo quy định.
2. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
3. Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khoá học.
4. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo theo quy định.
5. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng không được cấp bằng (hoặc chứng chỉ, chứng nhận theo quy định) sau khi kết thúc khóa học mà không có lý do chính đáng thì được xác định là không hoàn thành khóa học và không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn trong năm kết thúc khóa học và năm kéo dài thời gian học tập.
6. Công chức, viên chức có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên và các vấn đề khác liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng.
7. Công chức, viên chức sau khi hoàn thành khóa học phải phôtô công chứng bằng tốt nghiệp/chứng chỉ và bảng điểm (nếu có) gửi Vụ/Phòng Tổ chức cán bộ lưu hồ sơ cá nhân.
8. Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học, sau khi kết thúc khoá học và có bằng tốt nghiệp do cơ sở nước ngoài cấp phải làm các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.
Theo đó, khi được cử đi đào tạo bồi dưỡng, cán bộ công chức ngành tài chính có những trách nhiệm như sau:
- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả học tập theo quy định.
- Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khoá học.
- Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo theo quy định.
- Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng không được cấp bằng (hoặc chứng chỉ, chứng nhận theo quy định) sau khi kết thúc khóa học mà không có lý do chính đáng thì được xác định là không hoàn thành khóa học và không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn trong năm kết thúc khóa học và năm kéo dài thời gian học tập.
- Công chức có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên và các vấn đề khác liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng.
- Công chức sau khi hoàn thành khóa học phải phô tô công chứng bằng tốt nghiệp/chứng chỉ và bảng điểm (nếu có) gửi Vụ/Phòng Tổ chức cán bộ lưu hồ sơ cá nhân.
- Đối với công chức được cử đi đào tạo sau đại học, sau khi kết thúc khoá học và có bằng tốt nghiệp do cơ sở nước ngoài cấp phải làm các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.