Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do cơ quan nào chịu trách nhiệm lập dự toán và quyết định?
- Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do cơ quan nào chịu trách nhiệm lập dự toán và quyết định?
- Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp do ai quyết định?
- Công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân là những đối tượng nào thì được ưu tiên đào tạo bồi dưỡng?
Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do cơ quan nào chịu trách nhiệm lập dự toán và quyết định?
Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Kinh phí và cơ sở vật chất
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Trong trường hợp Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
3. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương lập dự toán báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng kinh phí hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị nâng cao năng lực hoạt động cho Viện kiểm sát nhân dân.
Trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Viện kiểm sát quân sự do Chính phủ bảo đảm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định, kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Trong trường hợp Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định.
Với kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương lập dự toán báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do cơ quan nào chịu trách nhiệm lập dự toán và quyết định? (Hình từ Internet)
Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp do ai quyết định?
Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân đucợ quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân
...
2. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên tại mỗi cấp Viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
3. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên của mỗi cấp Viện kiểm sát quân sự; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, theo quy định, tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng đã được quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân là những đối tượng nào thì được ưu tiên đào tạo bồi dưỡng?
Chính sách ưu tiên đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực để phục vụ Viện kiểm sát nhân dân; có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định, công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được ưu tiên đào tạo bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.