Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ai chi trả và chi trả trong bao lâu?

Hiện nay, người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào? Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ai chi trả và chi trả trong bao lâu? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Hà ở Long Thành.

Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ai chi trả?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra như sau:

Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với tài sản trưng dụng đã tham gia bảo hiểm bị thiệt hại nhưng không được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả hoặc số tiền được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả theo chế độ quy định thấp hơn số tiền người có tài sản trưng dụng được bồi thường thì số tiền chênh lệch do ngân sách nhà nước chi trả.

Theo đó, kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra

Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản (Hình từ Internet)

Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản trưng dụng bị mất;
b) Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;
c) Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.
2. Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
3. Trường hợp người có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả tài sản.
4. Trường hợp tài sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa.

Theo đó, người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau:

- Tài sản trưng dụng bị mất;

- Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;

- Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.

Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo Điều 38 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:

Chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
2. Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trực tiếp cho người có tài sản trưng dụng.
4. Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.

Theo đó, tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.

Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày.

Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.

Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trực tiếp cho người có tài sản trưng dụng.

Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này.

Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
939 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào