Kinh doanh khách sạn có bắt buộc phải đăng ký xếp hạng sao hay không? Khi đăng ký hạng sao cho khách sạn cần chuẩn bị giấy tờ như thế nào?
Kinh doanh khách sạn có bắt buộc phải đăng ký xếp hạng sao hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:
"2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;
b) Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
c) Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
đ) Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật."
Như vậy, việc đăng ký xếp hạng khi kinh doanh khách sạn không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với cơ sở lưu trú chị nhé.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định việc đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là việc mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký.
Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dưới các dạng xếp hạng bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
Kinh doanh khách sạn có bắt buộc phải đăng ký xếp hạng sao hay không? Khi đăng ký hạng sao cho khách sạn cần chuẩn bị giấy tờ như thế nào?
Khi đăng ký hạng sao cho khách sạn cần chuẩn bị giấy tờ như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017 (Hướng dẫn bởi điểm g khoản 2 Điều 18 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL) thì hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
- Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
Trình tự, thủ tục công nhận hạng sao khi kinh doanh khách sạn như thế nào?
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định trình tự thủ tục công nhận hạng sao của khách sạn như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
Bước 2: Ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 7 Điều này.
Phí thẩm định công nhận hạng sao của khách sạn là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2018/TT-BTC quy định mức phí như bảng dưới đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.