Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?

Cho tôi hỏi kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Số tiền thu được từ việc kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm được xử lý thế nào? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm đ khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
...

Theo đó, kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi pham sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?

Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm? (Hình từ Internet)

Số tiền thu được từ việc kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm được xử lý thế nào?

Theo điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.

Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm phải nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được từ hành vi này.

Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?

Theo Mục X Danh mục chi tiết hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành kèm theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM, những loại đồ chơi trẻ em được xác định là đồ chơi nguy hiểm, có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em gồm có:

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng:

+ Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.

+ Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác:

+ Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá.

+ Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén...).

- Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loạt vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.

- Các loại đồ chơi ảo.

- Các loại đồ chơi dưới dạng văn hoá phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.

- Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.

- Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em.

- Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, có mục đích xấu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,768 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào