Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cần đáp ứng điều kiện gì? Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay được quy định ra sao?

Tôi dự định mở một cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay nhưng không biết điều kiện để kinh doanh dịch vụ như thế nào? Có phải xin cấp giấy chứng nhận hay không?- Câu hỏi của anh Đăng (Hà Nội).

Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cần đáp ứng điều kiện gì?

Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cần đáp ứng điều kiện gì?

Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Theo Điều 21 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.
2. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng: có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, tổ chức muốn mở cơ sở nhà xưởng kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cần đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.

+ Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng: có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Lưu ý: Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, tổ chức kinh doanh dịch vụ tàu bay phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng (có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành).

Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay được quy định ra sao?

Theo khoản a Điều 5.003 Phần 5 Chương A Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định:

ĐỊNH NGHĨA
(a) Trong Phần này, các từ ngữ sau đây được áp dụng:
(11) Bảo dưỡng: Là việc thực hiện các công việc theo yêu cầu để đảm bảo duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay, bao gồm một hoặc tập hợp các dạng đại tu, kiểm tra, thay thế, khắc phục hỏng hóc, thực hiện cải tiến hoặc sửa chữa cấu trúc;
(12) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng: Là tài liệu, được giám đốc bảo dưỡng ký cam kết, trong đó mô tả chi tiết tổ chức và trách nhiệm của bộ máy điều hành của tổ chức bảo dưỡng, phạm vi công việc, mô tả cơ sở hạ tầng, các quy trình bảo dưỡng và hệ thống kiểm tra, đảm bảo chất lượng;

Theo Phụ lục 1 Điều 5.087 Phần 5 Chương A Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Bản cam kết có chữ ký xác nhận của giám đốc điều hành: cam kết tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các quy trình liên quan đảm bảo việc tuân thủ của AMO (Approved Maintenance Organization/ Tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn) với các quy định của Phần này và duy trì việc tuân thủ trong mọi thời điểm được phê chuẩn; trường hợp giám đốc điều hành (Accountable Manager) của AMO không phải là Người đứng đầu tổ chức (CEO) thì bản cam kết này phải được ký xác nhận bởi cả hai người nêu trên;

+ Chính sách an toàn và chất lượng: mô tả hệ thống đảm bảo chất lượng độc lập nhằm giám sát việc tuân thủ và tính đầy đủ của các quy trình (hoặc hệ thống kiểm tra) để đảm bảo các công việc bảo dưỡng được thực hiện đúng; tàu bay và các thiết bị được ký xác nhận đưa vào khai thác theo đúng các quy định, bao gồm cả các quy trình tự đánh giá bao gồm cả phương pháp và tần suất thực hiện việc tự đánh giá và các quy trình báo cáo đến giám đốc điều hành để thực hiện công việc rà soát và có biện pháp khắc phục;

+ Tên tuổi và chức danh của các vị trí quan trọng của AMO đã được Cục HKVN chấp thuận theo quy định;

+ Nhiệm vụ và trách nhiệm của các vị trí quan trọng, bao gồm cả các vấn đề liên quan mà họ sẽ trực tiếp làm việc với Cục Hàng không Việt Nam trên danh nghĩa của AMO;

+ Sơ đồ tổ chức và sự phân định trách nhiệm của AMO đối với các vị trí quan trọng;

+ Danh sách nhân viên ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng;

+ Mô tả khái quát nguồn nhân lực;

+ Mô tả khái quát về cơ sở, trang thiết bị nhà xưởng ở từng địa điểm được nêu trong phạm vi công việc của AMO;

+ Phạm vi công việc nêu rõ các mức độ công việc được phê chuẩn thực hiện;

+ Quy trình thông báo các thay đổi của AMO;

+ Quy trình sửa đổi tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;

+ Mô tả phương pháp được sử dụng để hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ bảo dưỡng để chứng tỏ tất cả các yêu cầu về ký và cho phép khai thác được đáp ứng;

+ Mô tả quy trình chuẩn bị cho phép khai thác và các trường hợp phải ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng trước khi đưa vào khai thác;

+ Mô tả các quy trình bổ sung để tuân thủ các quy trình bảo dưỡng của tài liệu giải trình quản lý bảo dưỡng và yêu cầu khác của Người khai thác;

+ Mô tả quy trình nhận, sửa đổi và phân phối trong nội bộ tổ chức bảo dưỡng tất cả các dữ liệu được phê chuẩn liên quan đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay từ chủ sở hữu Giấy chứng nhận phê chuẩn loại hoặc tổ chức thiết kế loại;

+ Mô tả các quy trình được sử dụng để xác lập năng lực của đội ngũ nhân viên bảo dưỡng tàu bay;

+ Mô tả khái quát về cơ sở trang thiết bị của AMO;

+ Mô tả các quy trình để tuân thủ các thông báo kỹ thuật và các yêu cầu báo cáo của Phần 4 Bộ quy chế này;

+ Các quy trình của AMO và hệ thống đảm bảo chất lượng;

+ Danh mục các Người khai thác tàu bay mà AMO cung cấp dịch vụ bảo dưỡng;

+ Danh mục các tổ chức liên quan đến công việc bảo dưỡng;

+ Danh mục các cơ sở bảo dưỡng ngoại trường, bảo dưỡng nội trường, bảo dưỡng thiết bị;

+ Danh mục các nhà thầu phụ;

Lưu ý: Các phần của tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng có thể lưu giữ tách biệt hoặc trên các file dữ liệu tách biệt trong mối quan hệ với tài liệu gốc nhưng phải có tham chiếu cụ thể đến tài liệu gốc.

Theo đó, trên đây là những nội dung cơ bản của tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay cần đảm bảo để được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.

Sửa đổi tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay có cần xin phê chuẩn lại?

Theo Điều 5.087 Phần 5 Chương A Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định về tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng như sau:

5.087 TÀI LIỆU GIẢI TRÌNH TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG
(a) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải được cung cấp cho đội ngũ nhân viên bảo dưỡng liên quan sử dụng.
(b) Tổ chức bảo dưỡng phải đảm bảo tài liệu giải trình được sửa đổi khi cần thiết để các nội dung được cập nhật.
(c) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các sửa đổi tiếp theo phải được Cục HKVN phê chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.
(d) Tài liệu giải trình và các sửa đổi phải được cung cấp kịp thời cho tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện các chức năng thuộc phạm vi áp dụng của tài liệu.
(e) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải nêu rõ phạm vi công việc của AMO, các yêu cầu liên quan để được phê chuẩn việc cấp xác nhận bảo dưỡng cho tàu bay và các thiết bị tàu bay.
(f) Tài liệu giải trình tổ chức và các tài liệu hướng dẫn khác được xác định trong tài liệu giải trình tổ chức phải:
(1) Bao gồm các chỉ dẫn và thông tin cần thiết để cho phép đội ngũ nhân viên liên quan thực hiện các chức trách nhiệm vụ của mình với mức an toàn cao;
(2) Được xây dựng ở dạng dễ sửa đổi và bao gồm hệ thống cho phép đội ngũ nhân viên xác định tình trạng hiện hành của tài liệu;
(3) Có ngày tháng năm sửa đổi cuối cùng in trên mỗi trang có sửa đổi;
(4) Không trái với quy chế này, hướng dẫn thực hiện quy chế hoặc phạm vi phê chuẩn của AMO; và
(5) Bao gồm các tham chiếu tới các quy chế hàng không liên quan.
Ghi chú: Phụ lục 1 Điều 5.087 về nội dung của Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng.
Phụ lục 2 Điều 5.087 quy định trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay của Người khai thác

Theo đó, khoản c Điều 5.087 Phần 5 Chương A Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các sửa đổi tiếp theo phải được Cục HKVN phê chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, khi có những thay đổi trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay, tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay phải được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn sửa đổi tài liệu đó.

Ngoài ra, tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng tàu bay được sửa đổi phải được cung cấp kịp thời cho tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện các chức năng thuộc phạm vi áp dụng của tài liệu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,426 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào