Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có bao nhiêu tiết học? Chuyên đề và nội dung như thế nào?

Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có bao nhiêu tiết học? Chuyên đề và nội dung như thế nào? Việc tổ chức kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản sẽ diễn ra như thế nào?

Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có bao nhiêu tiết học? Chuyên đề và nội dung như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-BXD quy định về kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có tổng thời lượng là 24 tiết học, bao gồm các chuyên đề và nội dung sau đây:

- Chuyên đề 1: Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản, trong đó có một số nội dung chính như sau:

+ Giới thiệu về dịch vụ môi giới bất động sản;

+ Vai trò của môi giới bất động sản trong thị trường bất động sản;

+ Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản;

+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản và yêu cầu chuyên môn của nhà môi giới bất động sản;

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề môi giới bất động sản;

+ Kinh nghiệm của các nước về dịch vụ môi giới bất động sản;

+ Đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.

- Chuyên đề 2: Quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản, trong đó có một số nội dung chính như sau:

+ Thu thập thông tin về cung, cầu bất động sản;

+ Xác định đối tượng và các bên tham gia thương vụ môi giới bất động sản;

+ Lập hồ sơ thương vụ môi giới;

+ Hồ sơ thế chấp bất động sản;

+ Thời hạn và những bước thực hiện thương vụ môi giới;

+ Marketing bất động sản;

+ Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong giao dịch bất động sản;

+ Kỹ năng chào bán bất động sản, niêm yết và quảng cáo bất động sản;

+ Tổ chức và quản lý tổ chức môi giới bất động sản;

+ Kỹ năng soạn thảo hợp đồng;

+ Kỹ năng quản lý rủi ro pháp lý trong giao dịch bất động sản;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội trong kinh doanh bất động sản.

Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có bao nhiêu tiết học? Chuyên đề và nội dung như thế nào?

Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có bao nhiêu tiết học? Chuyên đề và nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung kiểm tra cuối khóa về môi giới bất động sản có thời lượng bao nhiêu tiết?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BXD quy định về kiểm tra cuối khóa về môi giới bất động sản như sau:

Thực hành và kiểm tra cuối khóa
1. Nội dung thực hành có tổng thời lượng là 16 tiết, bao gồm các chuyên đề sau: Nghiên cứu thực tế hoạt động môi giới bất động sản tại tổ chức môi giới bất động sản và viết báo cáo thu hoạch.
2. Nội dung kiểm tra cuối khóa có tổng thời lượng là 02 tiết, bao gồm nội dung phần kiến thức cơ sở và phần kiến thức chuyên môn:
- Thời gian kiểm tra: 120 phút
- Hình thức kiểm tra: Bài luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp.

Theo đó, nội dung kiểm tra cuối khóa có tổng thời lượng là 02 tiết, bao gồm nội dung phần kiến thức cơ sở và phần kiến thức chuyên môn:

- Thời gian kiểm tra: 120 phút

- Hình thức kiểm tra: Bài luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp.

Việc tổ chức kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản sẽ diễn ra như thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định về việc tổ chức kỳ thi sát hạch và chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản sẽ được thực hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức kỳ thi sát hạch (viết tắt là kỳ thi) và cấp chứng chỉ.

- Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nhận đơn đăng ký dự thi sát hạch của thí sinh (theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 96/2024/NĐ-CP) và có văn bản đề nghị cho tham dự kỳ thi sát hạch gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào số lượng thí sinh đã đăng ký dự thi và tình hình thực tế để tổ chức kỳ thi. Tải về tại đây

- Mỗi năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức ít nhất 01 kỳ thi, tùy theo số lượng thí sinh đăng ký dự thi (một kỳ thi tối thiểu phải có 10 thí sinh).

- Trường hợp không đủ thí sinh để tổ chức kỳ thi (dưới 10 thí sinh) và thí sinh đã nộp hồ sơ có nhu cầu dự thi tại Hội đồng thi của địa phương khác thì Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn gửi thí sinh đó sang Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố khác để dự thi.

- Trước ngày tổ chức kỳ thi ít nhất 30 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch tổ chức kỳ thi, điều kiện, hồ sơ đăng ký dự thi, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác có liên quan tới kỳ thi.

- Kinh phí dự thi:

+ Người dự thi phải nộp kinh phí dự thi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Mức kinh phí dự thi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng kỳ thi tùy thuộc vào số thí sinh đăng ký dự thi để chi cho việc tổ chức kỳ thi, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;

+ Hội đồng thi được sử dụng kinh phí dự thi để chi cho các hoạt động về tổ chức kỳ thi, thù lao cho các thành viên của Hội đồng thi.

+ Việc thanh quyết toán kinh phí dự thi phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

233 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào