Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong những thời gian nào?

Cho tôi hỏi Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân sẽ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong những khoảng thời gian nào vậy? Nếu đang trong thời gian nghỉ ốm đau thì có được tính phụ cấp trách nhiệm không? - Anh Huy Hùng (Cần Thơ).

Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong những thời gian nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát như sau:

Nguyên tắc áp dụng
a) Đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào chức danh theo quy định của pháp luật.
b) Cán bộ công chức được bổ nhiệm vào chức danh nào thì hưởng mức phụ cấp trách nhiệm quy định đối với chức danh đó.
c) Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh trước ngày 01/10/2004 thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/10/2004. Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh từ ngày 01/10/2004 trở đi thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày được bổ nhiệm.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong thời gian sau
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ;
b) Thời gian đi học ở trong nước không làm nghiệp vụ kiểm sát từ 3 tháng liên tục trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.

Theo đó, trong những khoảng thời gian sau đây thì Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân sẽ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi học ở trong nước không làm nghiệp vụ kiểm sát từ 3 tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;

- Thời gian bị đình chỉ công tác.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trong khoảng thời gian nghỉ ốm đau thì Kiểm tra viên vẫn có thể được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu nghỉ ốm đau vượt quá thời hạn bảo hiểm xã hội quy định thì khoảng thời gian vượt quá thời hạn này sẽ không được tính để hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Để biết thêm số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa thì bạn có thể xem thêm Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Kiểm tra viên

Kiểm tra viên ngành kiểm sát (Hình từ Internet)

Chế độ phụ cấp trách nhiệm dành cho Kiểm tra viên ngành kiểm sát được tính như thế nào?

Theo Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định về chế độ và cách tính phụ cấp trách nhiệm của Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân cụ thể như sau:

(1) Mức phụ cấp trách nhiệm

- Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

- Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

- Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

(2) Cách tính

Phụ cấp trách nhiệm

Kiểm tra viên ngành kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước những người nào?

Căn cứ theo Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định về Kiểm tra viên ngành kiểm sát như sau:

Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước những người sau đây:

- Kiểm sát viên;

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,290 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào