Kiểm tra đột xuất việc công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuộc Chính phủ thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cần có các chức năng gì trong quá trình thực hiện dịch vụ?
- Các yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải tuân thủ là gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra đột xuất việc công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuộc Chính phủ?
- Các biện pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là gì?
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cần có các chức năng gì trong quá trình thực hiện dịch vụ?
Tại Điều 9 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định về chức năng đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 như sau:
Trao đổi thông tin với người sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần có các chức năng trao đổi thông tin giữa cơ quan cung cấp dịch vụ với người sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ tối thiểu như sau:
a) Chức năng cho phép người sử dụng theo dõi, kiểm tra việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
b) Chức năng thông báo tự động cho người sử dụng biết thông tin về việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
2. Hình thức thông báo trao đổi thông tin với người sử dụng
a) Thông báo trên cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến khi người sử dụng đăng nhập vào dịch vụ;
b) Thông báo qua thư điện tử của người sử dụng;
c) Thông báo qua tin nhắn trên điện thoại di động của người sử dụng;
d) Thông báo qua các dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng;
đ) Thông báo qua các hình thức khác bằng phương tiện điện tử.
Theo đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cần có các chức năng trao đổi thông tin giữa cơ quan cung cấp dịch vụ với người sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ tối thiểu như sau:
- Chức năng cho phép người sử dụng theo dõi, kiểm tra việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
- Chức năng thông báo tự động cho người sử dụng biết thông tin về việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (Hình từ Internet)
Các yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải tuân thủ là gì?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định:
Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến
...
2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Phải tương thích với các trình duyệt Web thông dụng;
b) Dễ dàng tìm thấy dịch vụ: người sử dụng dễ dàng tìm được dịch vụ sau tối đa 03 lần bấm chuột từ trang chủ của cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến; dễ dàng tìm được dịch vụ bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến;
c) Có cơ chế hướng dẫn, tự động khai báo thông tin: hỗ trợ tự động điền các thông tin của người sử dụng nếu các thông tin đó đã được người sử dụng cung cấp khi đăng ký tài khoản hoặc trong lần sử dụng dịch vụ trước, thông tin của cơ quan nhà nước đã có trong cơ sở dữ liệu của hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ việc điền, kiểm tra thông tin theo các định dạng quy định sẵn; có giải thích chi tiết về thông tin cần nhập (đối với các thông tin có yêu cầu riêng, mang tính chất chuyên ngành);
d) Có chức năng để người sử dụng đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng (sau đây gọi tắt là chức năng đánh giá);
đ) Bảo đảm thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu nhanh: trong trường hợp hệ thống biết rõ thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu lâu hơn 10 giây cần cung cấp thông báo thể hiện tỷ lệ phần trăm hoàn thành việc xử lý;
e) Bảo đảm hoạt động ổn định: các dịch vụ công trực tuyến phải hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày; bảo đảm dịch vụ được kiểm tra lỗi đầy đủ trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế tối đa lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng; khi bảo trì, nâng cấp dịch vụ cần thông báo thông tin về việc bảo trì, nâng cấp và thời gian dự kiến hoạt động trở lại trên cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến trước ít nhất 01 ngày làm việc;
g) Có địa chỉ thư điện tử để tiếp nhận góp ý của người sử dụng.
Như vậy, có 07 yêu cầu cần tuân thủ đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra đột xuất việc công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuộc Chính phủ?
Theo đó, tại Điều 13 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định trách nhiệm kiểm tra đột xuất việc công bố danh mục của dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuộc Chính phủ thuộc trách nhiệm của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông:
Công bố mức độ của dịch vụ công trực tuyến
1. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: xác định và công bố mức độ của từng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp bởi các cơ quan thuộc, trực thuộc bộ, tỉnh lên danh mục dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của bộ, tỉnh.
2. Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các biện pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là gì?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 13/2017/TT-BTTTT quy định, cụ thể như sau:
Bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
1. Các biện pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến:
a) Lựa chọn thủ tục hành chính thiết thực, có nhu cầu sử dụng cao để xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
b) Kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến;
c) Tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến;
d) Đào tạo, hướng dẫn người sử dụng sử dụng dịch vụ công trực tuyến;
đ) Thực hiện các quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các nội dung bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
3. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai các nội dung bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Theo đó, các biện pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Lựa chọn thủ tục hành chính thiết thực, có nhu cầu sử dụng cao để xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4;
- Kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến;
- Tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến;
- Đào tạo, hướng dẫn người sử dụng sử dụng dịch vụ công trực tuyến;
- Thực hiện các quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.