Kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy tiến hành theo mấy bước?

Xin hỏi, công tác kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy tiến hành theo mấy bước? Đánh giá cường độ bê tông của các cấu kiện kết cấu được thực hiện bằng cách nào? Câu hỏi của anh Q.C (Long An).

Công tác kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy tiến hành theo mấy bước?

Công tác kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9334:2012 như sau:

Kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông ở hiện trường
5.1 Công tác kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy cần tiến hành theo 5 bước:
a) Xem xét bề mặt của sản phẩm hoặc kết cấu, phát hiện các khuyết tật (vết nứt, rỗ, …) nhận xét sơ bộ chất lượng bê tông;
b) Thu thập các thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc kết cấu, mác thiết kế, thành phần bê tông, ngày chế tạo, công nghệ thi công, chế độ bảo dưỡng bê tông và sơ đồ chịu lực của kết cấu công trình;
c) Lập phương án thí nghiệm;
d) Chuẩn bị, tiến hành thí nghiệm và lập bảng ghi kết quả thí nghiệm;
e) Xác định cường độ và độ đồng nhất bằng các số liệu của thí nghiệm.
5.2 Có thể kiểm tra toàn bộ sản phẩm hoặc kiểm tra chọn lọc theo lô.
- Nếu lô chỉ có 3 cấu kiện thì kiểm tra toàn bộ.
- Nếu lô có trên 3 cấu kiện thì có thể kiểm tra chọn lọc hoặc toàn bộ sản phẩm. Khi kiểm tra chọn lọc phải kiểm tra ít nhất 10 % số lượng sản phẩm trong lô nhưng không ít hơn 3 sản phẩm.
...

Theo quy định trên, công tác kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy cần tiến hành theo 5 bước:

Bước 1: Xem xét bề mặt của sản phẩm hoặc kết cấu, phát hiện các khuyết tật (vết nứt, rỗ, …) nhận xét sơ bộ chất lượng bê tông;

Bước 2: Thu thập các thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc kết cấu, mác thiết kế, thành phần bê tông, ngày chế tạo, công nghệ thi công, chế độ bảo dưỡng bê tông và sơ đồ chịu lực của kết cấu công trình;

Bước 3: Lập phương án thí nghiệm;

Bước 4: Chuẩn bị, tiến hành thí nghiệm và lập bảng ghi kết quả thí nghiệm;

Bước 5: Xác định cường độ và độ đồng nhất bằng các số liệu của thí nghiệm.

đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông

Kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông (Hình từ Internet)

Kiểm tra và đánh giá độ đồng nhất của bê tông trong cấu kiện và kết cấu như thế nào?

Kiểm tra và đánh giá độ đồng nhất của bê tông trong cấu kiện và kết cấu được quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9334:2012 như sau:

- Độ đồng nhất của bê tông được đặc trưng bằng độ lệch bình phương trung bình S và hệ số biến động cường độ bê tông V.

- Việc kiểm tra, đánh giá độ đồng nhất của bê tông đối với cấu kiện, kết cấu riêng lẻ hoặc lô cấu kiện kết cấu được tiến hành theo phụ lục B.

- Độ đồng nhất của cường độ bê tông trong cấu kiện, kết cấu riêng lẻ hoặc lô cấu kiện, kết cấu ở thời điểm kiểm tra bị coi là không đạt yêu cầu, nếu hệ số biến động của cường độ bê tông V vượt quá 20 %. Việc sử dụng những cấu kiện, kết cấu này phải được phép của cơ quan thiết kế.

Đánh giá cường độ bê tông của các cấu kiện kết cấu được thực hiện bằng cách nào?

Đánh giá cường độ bê tông của các cấu kiện kết cấu theo quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9334:2012 như sau:

Kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông ở hiện trường
...
5.5 Đánh giá cường độ bê tông của các cấu kiện kết cấu:
Việc đánh giá cường độ bê tông được thực hiện bằng cách so sánh cường độ trung bình của cấu kiện, kết cấu (Rk) hoặc của lô cấu kiện, kết cấu (Rl), nhận được khi thí nghiệm so với cường độ trung bình yêu cầu của bê tông (Ryc). Cường độ trung bình yêu cầu của bê tông được xác định theo hệ số biến động của cường độ bê tông V và số vùng kiểm tra P trên cấu kiện, kết cấu riêng lẻ, hay số vùng kiểm tra N với lô cấu kiện, kết cấu.
Giá trị của cường độ trung bình yêu cầu được lấy như sau:
- Khi kiểm tra cấu kiện, kết cấu riêng lẻ lấy theo Bảng 2. Nếu kiểm tra lô cấu kiện, kết cấu (toàn bộ hay chọn lọc) lấy theo Bảng 3.
- Cường độ bê tông của cấu kiện, kết cấu hoặc lô cấu kiện, kết cấu là đạt yêu cầu, nếu thỏa mãn điều kiện sau:
+ Khi kiểm tra cấu kiện, kết cấu riêng lẻ: RK ≥ Ryc
+ Khi kiểm tra toàn bộ cấu kiện, kết cấu trong lô: Rl ≥ Ryc
+ Khi kiểm tra chọn lọc các cấu kiện, kết cấu trong lô: RK ≥ Ryc

Theo quy định trên, việc đánh giá cường độ bê tông được thực hiện bằng cách so sánh cường độ trung bình của cấu kiện, kết cấu (Rk) hoặc của lô cấu kiện, kết cấu (Rl), nhận được khi thí nghiệm so với cường độ trung bình yêu cầu của bê tông (Ryc).

Cường độ trung bình yêu cầu của bê tông được xác định theo hệ số biến động của cường độ bê tông V và số vùng kiểm tra P trên cấu kiện, kết cấu riêng lẻ, hay số vùng kiểm tra N với lô cấu kiện, kết cấu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,146 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào