Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở những đối tượng nào trong Công an nhân dân? Trách nhiệm của những đối tượng kiểm tra là gì?
Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân dựa trên nguyên tắc gì?
Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở những đối tượng nào trong Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Bộ Công an; điều lệnh Công an nhân dân; quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
3. Không làm cản trở đến các hoạt động bình thường của Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Đối với một nội dung kiểm tra, ở một thời điểm, tại một đơn vị thì chỉ kiểm tra 01 lần; những lần kiểm tra khác liên quan đến nội dung đã kiểm tra chỉ trích dẫn lại nội dung kết quả kiểm tra của lần trước, trừ trường hợp có tình tiết khác xét thấy cần thiết phải kiểm tra lại thì nêu rõ căn cứ, mục đích kiểm tra đối với nội dung đó.
5. Áp dụng các quy định pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để làm căn cứ xác định về hiện trạng môi trường, mức độ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của đối tượng kiểm tra.
Theo đó, nguyên tắc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân được quy định như sau:
– Đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Bộ Công an; điều lệnh Công an nhân dân; quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
– Không làm cản trở đến các hoạt động bình thường của Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Đối với một nội dung kiểm tra, ở một thời điểm, tại một đơn vị thì chỉ kiểm tra 01 lần; những lần kiểm tra khác liên quan đến nội dung đã kiểm tra chỉ trích dẫn lại nội dung kết quả kiểm tra của lần trước, trừ trường hợp có tình tiết khác xét thấy cần thiết phải kiểm tra lại thì nêu rõ căn cứ, mục đích kiểm tra đối với nội dung đó.
– Áp dụng các quy định pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để làm căn cứ xác định về hiện trạng môi trường, mức độ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của đối tượng kiểm tra.
Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở những đối tượng nào trong Công an nhân dân?
Theo Điều 5 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Đối tượng kiểm tra
1. Đối tượng kiểm tra ở Bộ Công an: Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Học viện, Trường Công an nhân dân, Bệnh viện Công an nhân dân.
2. Đối tượng kiểm tra ở địa phương:
a) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Công an xã, phường, thị trấn.
3. Đối với các đoàn kiểm tra có sự phối hợp liên ngành thì đối tượng kiểm tra được xác định theo tính chất, mức độ vụ việc và theo sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Theo đó, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở những đối tượng sau đây trong Công an nhân dân, cụ thể:
– Đối tượng kiểm tra ở Bộ Công an: Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Học viện, Trường Công an nhân dân, Bệnh viện Công an nhân dân.
– Đối tượng kiểm tra ở địa phương:
+) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công an xã, phường, thị trấn.
– Đối với các đoàn kiểm tra có sự phối hợp liên ngành thì đối tượng kiểm tra được xác định theo tính chất, mức độ vụ việc và theo sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Trách nhiệm của những đối tượng kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 10 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng kiểm tra
1. Trách nhiệm của đối tượng kiểm tra
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản gửi cho đoàn kiểm tra trước thời điểm kiểm tra trước ít nhất 02 ngày làm việc, giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu, báo cáo đã cung cấp. Trong trường hợp kiểm tra đột xuất không phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản;
b) Bố trí cán bộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn kiểm tra làm việc trong thời gian tiến hành kiểm tra tại đơn vị;
c) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, kết luận kiểm tra.
2. Quyền hạn của đối tượng kiểm tra
a) Có quyền đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra làm rõ những vấn đề còn chưa thống nhất trong quá trình tiến hành kiểm tra và nội dung biên bản kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra;
b) Có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra.
Theo đó, những đối tượng kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
– Trách nhiệm của đối tượng kiểm tra
+ Cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản gửi cho đoàn kiểm tra trước thời điểm kiểm tra trước ít nhất 02 ngày làm việc, giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu, báo cáo đã cung cấp. Trong trường hợp kiểm tra đột xuất không phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản;
+ Bố trí cán bộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn kiểm tra làm việc trong thời gian tiến hành kiểm tra tại đơn vị;
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, kết luận kiểm tra.
– Quyền hạn của đối tượng kiểm tra
+ Có quyền đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra làm rõ những vấn đề còn chưa thống nhất trong quá trình tiến hành kiểm tra và nội dung biên bản kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra;
+ Có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.