Kiểm tra cấp Giấy chứng nhận dung tích cho tàu biển Việt Nam sẽ bao gồm những dạng kiểm tra nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Kiểm tra cấp Giấy chứng nhận dung tích cho tàu biển Việt Nam sẽ bao gồm những dạng kiểm tra nào? Tôi mong mình có thể nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.T ở Đồng Nai.

Kiểm tra cấp Giấy chứng nhận dung tích cho tàu biển Việt Nam sẽ bao gồm những dạng kiểm tra nào?

Theo tiết 1.2.4 tiểu mục 1.2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT thì việc kiểm tra cấp Giấy chứng nhận dung tích cho tàu biển Việt Nam sẽ bao gồm những dạng kiểm tra sau:

(1) Kiểm tra, đo và xác định dung tích lần đầu của tàu đóng mới để cấp Giấy chứng nhận dung tích.

(2) Kiểm tra, đo và xác định dung tích sau khi tàu có những thay đổi như ở 1.1-2 để cấp lại Giấy chứng nhận dung tích.

(3) Kiểm tra, đo và xác định dung tích để cấp Giấy chứng nhận dung tích khi một tàu chuyển sang mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc cờ quốc tịch nước khác khi được ủy quyền.

Tàu biển Việt Nam

Tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận dung tích cho tàu biển Việt Nam có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của Giấy chứng nhận dung tích cho tàu biển Việt Nam được quy định tại tiết 1.2.3 tiểu mục 1.2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.1 Quy định chung
1.1.1 Đo dung tích tàu biển
1 Tàu biển phải được đo dung tích theo yêu cầu của Quy chuẩn này
2 Dung tích của tàu biển đo theo Quy chuẩn này sẽ được xác định lại trong các trường hợp sau:
(1) Tàu được hoán cải hoặc thay đổi làm tổng dung tích của tàu tăng hoặc giảm 1%;
(2) Khi phải xác định lại dung tích có ích theo 2.2.2-3 Chương 2, Mục II;
(3) Khi chủ tàu yêu cầu.
1.2 Chứng nhận
1.2.1 Giấy chứng nhận
Tất cả các tàu biển Việt Nam để được phân cấp và đăng ký phải có Giấy chứng nhận dung tích Quốc tế đối với tàu có chiều dài từ 24 mét trở lên và Giấy chứng nhận dung tích đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 24 mét. Các Giấy chứng nhận phải chỉ rõ được giá trị tổng dung tích và dung tích có ích của tàu được xác định theo Quy chuẩn này.
1.2.3 Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận dung tích
1 Trừ khi có những thay đổi nêu ở 1.1-2(1) và (2), Giấy chứng nhận dung tích có giá trị hiệu lực trong suốt thời gian tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2 Trong trường hợp có sự thay đổi như ở mục -1 trên, chủ tàu phải thông báo cho Đăng kiểm để đo đạc, kiểm tra lại và trình Đăng kiểm thẩm định các số liệu tính toán hiệu chỉnh dung tích của tàu. Đăng kiểm sẽ xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận theo dung tích đã hiệu chỉnh theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
3 Giấy chứng nhận dung tích tàu biển sẽ mất hiệu lực khi tàu chuyển sang mang cờ quốc tịch nước khác.
4 Khi một tàu mang cờ quốc tịch nước khác đã có Giấy chứng nhận dung tích theo Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969 (Tonnage Measurement of Ships, 1969) chuyển sang mang cờ Việt Nam thì Giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực không quá 3 tháng hoặc cho tới khi được Đăng kiểm kiểm tra và cấp mới một Giấy chứng nhận dung tích khác thay cho giấy cũ.

Theo quy định trên, trừ khi có những thay đổi nêu ở 1.1-2(1) và (2), Giấy chứng nhận dung tích có giá trị hiệu lực trong suốt thời gian tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Khi một tàu mang cờ quốc tịch nước khác đã có Giấy chứng nhận dung tích theo Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969 (Tonnage Measurement of Ships, 1969) chuyển sang mang cờ Việt Nam thì Giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực không quá 3 tháng hoặc cho tới khi được Đăng kiểm kiểm tra và cấp mới một Giấy chứng nhận dung tích khác thay cho giấy cũ.

Hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm để kiểm tra, đo và xác định dung tích tàu biển Việt Nam gồm những gì?

Theo tiết 2.1.2 tiểu mục 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT thì hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm để kiểm tra, đo và xác định dung tích tàu biển Việt Nam gồm những tài liệu sau:

(1) Các thông số và thuyết minh kỹ thuật cần thiết liên quan đến tàu bao gồm các kích thước cơ bản, bố trí, kết cấu, việc sử dụng các không gian, tổng số hành khách mà tàu được phép chuyên chở, thuyền viên, v.v....

(2) Bản vẽ bố trí chung.

(3) Bản vẽ mặt cắt ngang.

(4) Bản vẽ kết cấu cơ bản.

(5) Bản vẽ dung tích khoang két.

(6) Bản vẽ đường hình dáng và trị số.

(7) Bản vẽ các thành quây miệng hầm.

(8) Bản vẽ các nắp hầm.

(9) Bản vẽ thượng tầng mũi, lái.

(10) Bản vẽ các lầu, ca bin, khu nhà ở.

(11) Bản vẽ cột cẩu.

(12) Bản vẽ ống khói.

(13) Bản vẽ khoang hàng.

(14) Bản tính tổng dung tích và dung tích có ích của tàu theo Quy chuẩn này trong đó chỉ rõ cả các không gian được tính vào thể tích kín, không gian được khấu trừ, không gian chứa hàng và số khách cũng như sơ đồ xếp khách theo các buồng (nếu là tàu khách) và các chi tiết liên quan khác.

Lưu ý: Ngoài các dữ liệu và bản vẽ nêu trên, Đăng kiểm có thể yêu cầu cung cấp các hồ sơ và bản vẽ có liên quan khác khi thấy cần thiết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,123 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào