Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện việc kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện việc kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện việc kiểm tra tài khoản được quy định tại Điều 4 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Nguyên tắc thực hiện việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản
1. Chỉ niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.
2. Niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và các quy định cụ thể của Quy định này.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Thông tin liên quan đến niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản phải được giữ bí mật, không tiết lộ cho đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi thực hiện.
Như vậy, theo quy định, Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện việc kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Chỉ kiểm tra tài khoản của tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.
(2) Kiểm tra tài khoản phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và các quy định cụ thể của Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN.
(3) Không cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
(4) Thông tin liên quan đến kiểm tra tài khoản phải được giữ bí mật, không tiết lộ cho đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi thực hiện.
Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện việc kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán phải đảm bảo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện kiểm tra tài khoản đối với đơn vị được kiểm toán gồm những nội dung nào?
Nội dung thực hiện kiểm tra tài khoản đối với đơn vị được kiểm toán được quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Nội dung thực hiện kiểm tra tài khoản
1. Đối với đơn vị được kiểm toán
a) Kiểm tra, đối chiếu, phân tích sổ kế toán, sổ quỹ, sổ tiền gửi và các chứng từ có liên quan của đơn vị và các tổ chức trực thuộc đơn vị được kiểm toán với số liệu chứng từ đã giao dịch tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi đơn vị được kiểm toán đăng ký tài khoản.
b) Phỏng vấn người được giao nhiệm vụ quản lý tiền, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá có liên quan.
c) Kiểm kê thực tế quỹ tiền mặt, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá có liên quan.
d) Lập biên bản kiểm tra và thu thập các bằng chứng có liên quan đến vụ việc.
2. Đối với các cá nhân có tài khoản bị kiểm tra
a) Kiểm tra giấy tờ pháp lý có liên quan đến việc nhận, chuyển tiền và việc tuân thủ các quy định về giao dịch hợp đồng theo quy định của pháp luật.
b) Đối chiếu số liệu, chứng từ đã giao dịch tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi cá nhân đăng ký tài khoản.
...
Như vậy, theo quy định, việc thực hiện kiểm tra tài khoản đối với đơn vị được kiểm toán gồm các nội dung sau đây:
(1) Kiểm tra, đối chiếu, phân tích sổ kế toán, sổ quỹ, sổ tiền gửi và các chứng từ có liên quan của đơn vị và các tổ chức trực thuộc đơn vị được kiểm toán với số liệu chứng từ đã giao dịch tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi đơn vị được kiểm toán đăng ký tài khoản.
(2) Phỏng vấn người được giao nhiệm vụ quản lý tiền, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá có liên quan.
(3) Kiểm kê thực tế quỹ tiền mặt, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá có liên quan.
(4) Lập biên bản kiểm tra và thu thập các bằng chứng có liên quan đến vụ việc.
Khi kết thúc cuộc kiểm tra tài khoản, Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán được quy định tại Điều 20 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Biên bản kiểm tra và báo cáo kiểm tra
1. Khi hoàn thành một, một số nội dung kiểm tra hoặc kết thúc cuộc kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm toán lập biên bản kiểm tra ghi rõ các ý kiến đánh giá và kết luận liên quan đến vụ việc kiểm tra.
2. Chậm nhất một ngày sau khi kết thúc cuộc kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải gửi toàn bộ các biên bản kiểm tra cho Trưởng Đoàn kiểm toán.
3. Chậm nhất hai ngày kể từ khi nhận được các biên bản kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm toán phải lập báo cáo kiểm tra gửi Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
4. Kết quả kiểm tra được tổng hợp trong báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán và báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.
Như vậy, theo quy định, khi kết thúc cuộc kiểm tra tài khoản, Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm:
(1) Lập biên bản kiểm tra ghi rõ các ý kiến đánh giá và kết luận liên quan đến vụ việc kiểm tra.
(2) Chậm nhất một ngày sau khi kết thúc cuộc kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải gửi toàn bộ các biên bản kiểm tra cho Trưởng Đoàn kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.