Kiểm toán năng lượng gồm các công việc chính nào? Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nào được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng?

Tôi có thắc mắc là nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính nào? Những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nào được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng? Câu hỏi của chị C.N đến từ Bình Dương.

Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính nào?

Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:

Kiểm toán năng lượng
1. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:
a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.
b) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
c) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
d) Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
đ) Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.
2. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.

Theo quy định trên, nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:

- Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.

- Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

- Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

- Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.

kiểm toán năng lượng

Kiểm toán năng lượng (Hình từ Internet)

Thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như thế nào?

Thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định tại khoản Điều 13 Thông tư 25/2020/TT-BCT như sau:

Thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
1. Cơ sở có trách nhiệm 3 năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung Báo cáo kiểm toán năng lượng của cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kết quả kiểm toán năng lượng là báo cáo kiểm toán năng lượng, bao gồm số liệu khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở, phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.
3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng bằng văn bản đến Sở Công Thương sở tại.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo kiểm toán năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận, thông qua hoặc có ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung theo nội dung quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này. Cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi lại băng văn bản cho Sở Công Thương trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận được ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung của Sở Công Thương.
5. Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm hoàn thành lập báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi về Sở Công Thương.

Theo quy định trên, cơ sở có trách nhiệm 3 năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung Báo cáo kiểm toán năng lượng của cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 25/2020/TT-BCT.

Kết quả kiểm toán năng lượng là báo cáo kiểm toán năng lượng, bao gồm số liệu khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở, phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.

Trong thời hạn 30 ngày sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng bằng văn bản đến Sở Công Thương sở tại.

Những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nào được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng?

Những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng được quy định tại Điều 15 Thông tư 25/2020/TT-BCT như sau:

Miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng
1. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực vận tải được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng.
2. Các cơ sở hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động vận tải thì chỉ được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng đối với hoạt động vận tải.

Theo quy định trên, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực vận tải được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng.

Các cơ sở hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động vận tải thì chỉ được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng đối với hoạt động vận tải.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

874 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào