Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?

Cho tôi hỏi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu? Để được bổ nhiệm lên Kiểm sát viên trung cấp thì cần có thời gian giữ ngạch Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất bao nhiêu năm? Câu hỏi của anh T.M.P từ Bình Định.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?

Chế độ bồi dưỡng đối với Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:

Chế độ bồi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:
a) Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
b) Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
c) Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
d) Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
đ) Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
e) Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
g) Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
h) Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
...

Như vậy, theo quy định, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng là 50.000 đồng/ngày thực tế.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi được phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự?

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi được phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì Kiểm sát viên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

(2) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự.

(3) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;

Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

(4) Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

(5) Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

(6) Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

(7) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

(8) Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

(9) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Để được bổ nhiệm lên Kiểm sát viên trung cấp thì cần có thời gian giữ ngạch Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất bao nhiêu năm?

Điều kiện bổ nhiệm lên Kiểm sát viên trung cấp được quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.

Như vậy, theo quy định, để được bổ nhiệm lên ngạch Kiểm sát viên trung cấp thì cá nhân cần có thời gian giữ ngạch Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất là 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

655 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào