Kiểm lâm viên có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp là ai? Có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tối đa bao nhiêu?

Kiểm lâm viên có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp là ai? Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tối đa bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi của anh V.M đến từ Thanh Hóa.

Kiểm lâm viên có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp là ai?

Kiểm lâm viên có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:

Kiểm lâm viên là công chức thuộc các ngạch kiểm lâm, biên chế trong cơ quan kiểm lâm.

kiểm lâm viên

Kiểm lâm viên (Hình từ Internet)

Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tối đa bao nhiêu tiền?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp được quy định tại khoàn 1 Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm bao gồm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.

Và theo Điều 35 Nghị định 35/2019/NĐ-CP có quy định:

Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính (kể cả lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật hiện hành.

Dẫn chiếu đến Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định.

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
...

Như vậy, kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tối đa 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm được quy định như thế nào?

Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT như sau:

- Kiểm lâm viên chính - Mã số: 10.225

- Kiểm lâm viên - Mã số: 10.226

- Kiểm lâm viên trung cấp - Mã số: 10.228

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,046 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào