Kiểm kê hiện vật bảo tàng có những hoạt động thế nào? Kiểm kê hiện vật bảo tàng có cần phải ghi số hiệu hiện vật không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định thì kiểm kê hiện vật bảo tàng có những hoạt động thế nào? Kiểm kê hiện vật bảo tàng có cần phải ghi số hiệu hiện vật không? Câu hỏi của anh Nhật Minh đến từ Đồng Nai.

Kiểm kê hiện vật bảo tàng có những hoạt động thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định 70/2006/QĐ-BVHTT, có quy định về hoạt động kiểm kê hiện vật bảo tàng như sau:

Hoạt động kiểm kê hiện vật bảo tàng
1. Tiếp nhận, đăng ký, sắp xếp, theo dõi tình hình xuất, nhập và tình trạng bảo tàng hiện vật.
2. Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến hiện vật.
3. Tổ chức thẩm định, bổ sung thông tin về hiện vật.
4. Nghiên cứu xây dựng sưu tập hiện vật.
5. Xây dựng hệ thống phiếu tra cứu hiện vật.

Như vậy, kiểm kê hiện vật bảo tàng có những hoạt động sau:

- Tiếp nhận, đăng ký, sắp xếp, theo dõi tình hình xuất, nhập và tình trạng bảo tàng hiện vật.

- Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến hiện vật.

- Tổ chức thẩm định, bổ sung thông tin về hiện vật.

- Nghiên cứu xây dựng sưu tập hiện vật.

- Xây dựng hệ thống phiếu tra cứu hiện vật.

Kiểm kê hiện vật

Kiểm kê hiện vật bảo tàng có những hoạt động thế nào? (Hình từ Internet)

Kiểm kê hiện vật bảo tàng có bao nhiêu bước?

Căn cứ tại Điều 11 Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định 70/2006/QĐ-BVHTT, có quy định về các bước kiểm kê hiện vật như sau:

Các bước kiểm kê hiện vật
1. Kiểm kê bước đầu.
Giám định; xét duyệt hiện vật; ghi Sổ nhập hiện vật tạm thời; phân loại sơ bộ; ghi Số đăng ký hiện vật hoặc Số hiện vật tham khảo; ghi Phiếu hiện vật và ghi Sổ đăng ký hiện vật hoặc Sổ hiện vật tham khảo.
2. Kiểm kê hệ thống và phân loại khoa học.
Phân loại theo sưu tập; ghi Số phân loại theo chất liệu; ghi Sổ phân loại; sắp xếp hiện vật (theo sưu tập, theo chất liệu, theo chủ đề); lập hồ sơ địa hình; lập phiếu nghiên cứu chuyên sâu về hiện vật, bổ sung Hồ sơ hiện vật; lập phiếu và thực hiện ứng dụng tin học quản lý thông tin về hiện vật.

Theo quy định trên thì kiểm kê hiện vật bảo tàng có các bước như sau:

- Kiểm kê bước đầu: Giám định; xét duyệt hiện vật; ghi Sổ nhập hiện vật tạm thời; phân loại sơ bộ; ghi Số đăng ký hiện vật hoặc Số hiện vật tham khảo; ghi Phiếu hiện vật và ghi Sổ đăng ký hiện vật hoặc Sổ hiện vật tham khảo;

- Kiểm kê hệ thống và phân loại khoa học: Phân loại theo sưu tập; ghi Số phân loại theo chất liệu; ghi Sổ phân loại; sắp xếp hiện vật (theo sưu tập, theo chất liệu, theo chủ đề); lập hồ sơ địa hình; lập phiếu nghiên cứu chuyên sâu về hiện vật, bổ sung Hồ sơ hiện vật; lập phiếu và thực hiện ứng dụng tin học quản lý thông tin về hiện vật.

Kiểm kê hiện vật được ghi vào sổ đăng ký hiện vật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định 70/2006/QĐ-BVHTT, có quy định về ghi chép vào sổ đăng ký hiện vật như sau:

Ghi chép vào Sổ đăng ký hiện vật
1. Hiện vật được ghi vào sổ theo số thứ tự.
2. Ghi ngắn gọn, chính xác các thông tin chính từ Phiếu hiện vật vào Sổ đăng ký hiện vật, không viết tắt. Trường hợp sửa chữa nội dung Sổ đăng ký hiện vật phải có chữ ký xác nhận của Trưởng phòng Kiểm kê - Bảo quản hoặc cán bộ có trách nhiệm tương đương. Sổ đăng ký hiện vật phải đóng dấu giáp lai giữa hai trang mở, cuối sổ có chữ ký của Giám đốc và có đóng dấu của bảo tàng.

Như vậy, theo quy định trên thì hiện vật được ghi vào sổ theo số thứ tự, ghi ngắn gọn, chính xác các thông tin chính từ Phiếu hiện vật vào Sổ đăng ký hiện vật, không viết tắt.

Trường hợp sửa chữa nội dung Sổ đăng ký hiện vật phải có chữ ký xác nhận của Trưởng phòng Kiểm kê - Bảo quản hoặc cán bộ có trách nhiệm tương đương. Sổ đăng ký hiện vật phải đóng dấu giáp lai giữa hai trang mở, cuối sổ có chữ ký của Giám đốc và có đóng dấu của bảo tàng.

Kiểm kê hiện vật bảo tàng có cần phải ghi số hiệu hiện vật không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định 70/2006/QĐ-BVHTT, có quy định về ghi số hiệu hiện vật lên hiện vật như sau:

Ghi Số hiệu hiện vật lên hiện vật
1. Tất cả hiện vật nhập Kho cơ sở bảo tàng đều phải có Số hiệu hiện vật.
2. Việc ghi Số hiệu hiện vật phải dùng loại mực hoặc sơn có độ bền cao và có màu sắc tương phản với màu của hiện vật.
3. Số hiệu hiện vật được ghi ở vị trí kín đáo, nhưng dễ nhận biết; tránh những vị trí dễ bị cọ xát, có trang trí, minh văn, dấu ấn niên đại, nơi hay cầm nắm hoặc dễ bị bong tróc. Cỡ chữ và số có tỷ lệ thích hợp, hài hòa với hiện vật.
4. Hiện vật có nhiều bộ phận rời nhau hoặc bị gẫy vỡ thành nhiều phần phải ghi số hiệu ở tất cả các phần và bộ phận. Hiện vật được bảo quản trong bao bì, túi, hộp, thì ghi số hiệu ở phía ngoài hoặc đeo số cho bao, túi, hộp đựng. Hiện vật là các mẫu thực vật khô được gắn vào bìa thì ghi số hiệu trên mặt bìa. Hiện vật là mẫu ngâm đựng trong bình, lọ thì ghi số hiệu lên mặt ngoài của bình, lọ.

Theo quy định trên thì hiện vật nhập kho cơ sở bảo tàng đều phải có số hiệu hiện vật. Như vậy khi kiểm kê hiện vật bảo tàng thì phải ghi số hiệu hiện vật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,147 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào