Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể?

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào? Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định ra sao?

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động tìm hiểu về hình thức biểu đạt, các đặc điểm lịch sử, quá trình sáng tạo, tái tạo và chức năng xã hội, văn hóa, kinh tế của một di sản văn hóa phi vật thể cụ thể cùng các hình thức truyền dạy, các đặc điểm lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản đó.
3. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thu thập, đánh giá, nhận diện và thể hiện thông tin về các di sản văn hóa phi vật thể một cách có hệ thống.
...

Như vậy, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thu thập, đánh giá, nhận diện và thể hiện thông tin về các di sản văn hóa phi vật thể một cách có hệ thống.

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể?

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, việc tổ chức kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể được quy định cụ thể như sau:

(1) Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện đối với 07 loại hình di sản sau đây:

- Tiếng nói chữ viết gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được thể hiện thông qua ngôn ngữ, ký tự để truyền đạt thông tin, trao truyền kiến thức, ký ức và các giá trị văn hóa, xã hội của cộng đồng;

- Ngữ văn dân gian gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được thể hiện bằng những tác phẩm do cộng đồng sáng tạo, thực hành gồm các câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tiếu lâm, ca dao, tục ngữ và các bài hát dân ca, hò vè, câu đố và những biểu đạt văn hóa tương đồng khác được truyền miệng qua nhiều thế hệ, phản ánh văn hóa, tập quán, tín ngưỡng và nhận thức của cộng đồng nhằm phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được thể hiện thông qua các hình thức diễn xướng do cộng đồng sáng tạo và thực hành gồm âm nhạc, hát, múa, trò diễn và các hình thức trình diễn khác, xuất phát từ đời sống văn hóa, tâm linh, lao động sản xuất của cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thể hiện và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng;

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được cộng đồng thực hành thông qua các hoạt động thường xuyên mang tính nghi lễ, cách thức thể hiện niềm tin hoặc mong muốn của cá nhân, cộng đồng gắn với các sự kiện quan trọng, nhận thức về thế giới, lịch sử và ký ức;

- Lễ hội truyền thống gồm tập hợp nhiều biểu đạt văn hóa mang tính nghi lễ do cộng đồng sáng tạo, thực hành; được cộng đồng thực hành theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan để thực hiện các chức năng: nhận thức về tự nhiên và xã hội, giáo dục nhân cách, điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp giữa con người với tự nhiên và với con người, giải trí cộng đồng và bảo đảm tính kế tục của lịch sử;

- Nghề thủ công truyền thống gồm các biểu đạt văn hóa được thể hiện thông qua việc thực hành, sáng tạo của nghệ nhân, cộng đồng theo hình thức thủ công với kỹ thuật, hình thức, trang trí, nghệ thuật, nguyên vật liệu có yếu tố bản địa và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo ra các sản phẩm có tính độc bản, mang bản sắc văn hóa cộng đồng;

- Tri thức dân gian gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng được hình thành từ mối quan hệ qua lại trong lịch sử giữa cộng đồng với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội để thích ứng, tồn tại và thể hiện thông qua các kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng xử linh hoạt, hài hòa với tự nhiên và xã hội.

(2) Nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể gồm:

- Nhận diện và xác định tên gọi của di sản;

- Nhận diện và xác định loại hình di sản;

- Xác định địa danh, phạm vi phân bố của di sản; đối với di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở nhiều địa điểm trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì xác định cụ thể đến cấp phường, xã, thị trấn;

- Nhận diện và xác định chủ thể di sản:

Đối với chủ thể di sản là một cá nhân: xác định họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản.

Đối với chủ thể di sản là cộng đồng, nhóm người: xác định họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản của những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó.

- Nhận diện quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể; các hình thức biểu hiện, biểu đạt, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

- Nhận diện và xác định hiện trạng thực hành di sản, khả năng duy trì, các yếu tố tác động tới sự tồn tại của di sản, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể;

- Nhận diện, xác định và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay;

- Đề xuất biện pháp bảo vệ;

- Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác;

- Các quy định khác của pháp luật liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể.

(3) Thời gian kiểm kê được thực hiện như sau:

- Đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách đại diện: 06 (sáu) năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO;

- Đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp: 04 (bốn) năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO;

- Đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia: 03 (ba) năm một lần tính từ thời điểm được ghi danh.

Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định cụ thể như sau:

(1) Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

(2) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

179 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào