Khủng hoảng truyền thông là gì? Khoản chi xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp có được tính là khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Hiện nay, các quy định của pháp luật không có định nghĩa như thế nào là khủng hoảng truyền thông.
Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, khủng hoảng truyền thông là những sự việc hoặc tình huống bất ngờ có thể gây thiệt hại hoặc tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, tổ chức.
Ngoài ra, trong tình hình thực tế hiện nay thì những tổn thất do khủng hoảng truyền thông gây ra có thể vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và doanh thu của doanh nghiệp.
Vì vậy, có thể thấy rằng việc giải quyết khủng hoảng truyền thông là một công việc quan trọng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
Khoản chi xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp có được tính là khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
Như vậy, khoản chi xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp có thể được tính là khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Không thuộc các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khoản chi xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp có được tính là khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có những nghĩa vụ nào theo quy định?
Nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trong đó, theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.