Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền là gì? Người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có bị tử hình không?

Cho tôi hỏi khủng bố nhằm lật đổ chính quyền là gì? Người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có bị tử hình không? Những biện pháp phòng chống khủng bố nào có thể được áp dụng trong tình huống khấn cấp? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi chống chính quyền nhân dân bằng một số hành vi cụ thể sau đây:

- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Đe dọa thực hiện một trong các hành vi nêu trên hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc cá nhân khác.

Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền là gì? Người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có bị tử hình không?

Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền là gì? Người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có bị tử hình không? (Hình từ Internet)

Người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có bị tử hình không?

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
...

Theo đó, người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Những biện pháp phòng chống khủng bố nào có thể được áp dụng trong tình huống khấn cấp?

Theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013, ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố, các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố có thể được áp dụng bao gồm:

- Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;

- Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;

- Thương thuyết với đối tượng khủng bố;

- Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;

- Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;

- Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;

- Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;

- Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;

- Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;

- Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;

- Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,802 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào