Khu vực ngập lụt ở Hà Nội khi nước sông Hồng lên cao? Ngập lụt ở Hà Nội đạt mức báo động 3 khi nào?

Các khu vực ngập lụt ở Hà Nội khi nước sông Hồng lên cao? Ngập lụt ở Hà Nội đạt mức báo động 3 khi nào? Tin cảnh báo ngập lụt phải được ban hành khi nào? Mực nước sông Hồng không được vượt mức bao nhiêu để đảm bảo an toàn chống lũ?

Khu vực ngập lụt ở Hà Nội khi nước sông Hồng lên cao? Ngập lụt ở Hà nội đạt mức báo động 3 khi nào?

>>> Xem thêm: Báo động 3 là bao nhiêu mét?

>>> Báo động 2 là gì? Lũ sông Hồng lên mức báo động 3 khi nào?

>>> Lũ sông Hồng: Mức độ nguy hiểm của lũ lụt?

>>> Báo động 4 là gì? Hà Nội đạt mức báo động 4 về lũ, ngập lụt khi nào?

>>> Ngập lụt ở Hà Nội: Báo động 3 là gì?

>>> Lũ sông Hồng đạt mức bao nhiêu?

Theo dự báo thì các khu vực ngập lụt ở Hà Nội có nguy cơ ngập lụt khi nước sông Hồng lên cao gồm: bãi giữa, ven sông Hồng thuộc các quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm. ( xem chi tiết tại đây)

Ngoài ra, theo Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 về thì trong trường hợp tình trạng ngập lụt ở Hà Nội đạt mức báo động 3 do nước sông Hồng lên cao các khu vực sau cũng có khả năng sẽ ngập lụt:

- Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Hai Bà Trưng.

- Hoàng Mai, Thanh Trì, Đông Anh.

Căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có quy định như sau:

Quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông
1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn chính trên các sông thuộc phạm vi cả nước được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đối với các vị trí thuộc địa bàn quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà chưa được quy định tại khoản 1 Điều này sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này quy định. Đối với các vị trí nằm trên các đoạn sông giáp ranh giữa các tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phải trao đổi, thống nhất để ban hành một quy định chung về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại vị trí đó.

Dẫn chiếu Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì mực nước báo động lũ tại TP Hà Nội đối với sông Hồng như sau:

(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 12,4m.

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 13,4 m.

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 14,4 m.

(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 9,5m.

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 10,5m.

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 11,5m

Như vậy, nếu tình trạng mực nước sông Hồng cứ tiếp tục dâng cao thì Hà Nội sẽ đạt mức báo động 3 khi:

(1) Khu vực sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây đạt mức báo động 3 khi mực nước đạt 14,3 m.

(2) Khu vực sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên) đạt mức báo động 3 khi mực nước đạt 11,3 m.

Khu vực ngập lụt Hà Nội khi nước sông Hồng lên cao? Ngập lụt ở Hà nội đạt mức báo động 3 khi nào?

Khu vực ngập lụt Hà Nội khi nước sông Hồng lên cao? Ngập lụt ở Hà Nội đạt mức báo động 3 khi nào? (Hình từ Internet)

Tin cảnh báo ngập lụt phải được ban hành khi nào?

Căn cứ Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTG có quy định như sau:

Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
1. Tin dự báo, cảnh báo mưa lớn
a) Tin cảnh báo mưa lớn được ban hành khi phát hiện mưa lớn có khả năng xảy ra trước 48 giờ;
b) Tin dự báo mưa lớn được ban hành khi phát hiện mưa lớn có khả năng xảy ra trước 24 giờ.
2. Tin cảnh báo lũ
Tin cảnh báo lũ được ban hành khi phát hiện mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động 1 hoặc đã đạt mức báo động 1 và còn tiếp tục lên hoặc xuất hiện lũ bất thường.
3. Tin lũ
Tin lũ được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 2 và còn tiếp tục lên hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 2.
4. Tin lũ khẩn cấp
Tin lũ khẩn cấp được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 3 và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 3.
5. Tin cảnh báo ngập lụt
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được ban hành khi:
a) Phát hiện mưa lớn có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo;
b) Phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đê, vỡ đập, vỡ hồ chứa, xả lũ có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo.

Như vậy, tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.

Mực nước sông Hồng không được vượt mức bao nhiêu để đảm bảo an toàn chống lũ?

Căn cứ theo Điều 1 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 có quy định:

Hàng năm, các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:
1. Trong mùa lũ:
a) Đảm bảo an toàn công trình: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện, không được để mực nước các hồ chứa vượt cao trình mực nước lớn nhất thiết kế với mọi trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng lũ thiết kế tần suất 0,01% đối với các hồ Hòa Bình và Thác Bà; mực nước lớn nhất kiểm tra PMF đối với hồ Lai Châu, Sơn La và lũ kiểm tra tần suất 0,02% đối với các hồ Tuyên Quang, Bản Chát và Huội Quảng;
b) Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du:
- Đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 300 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1m;
- Đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, giữ mực nước sông Hông tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m;
c) Đảm bảo hiệu quả phát điện: Trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình và an toàn chống lũ cho hạ du, điều hành để phát điện có hiệu quả cao nhất.
...

Theo đó, hàng năm, các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng phải vận hành theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, giữ mực nước sông Hông tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,047 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào