Khu neo đậu thuyền hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Việc xây dựng khu neo đậu thuyền phải đảm bảo các yếu tố gì?
Khu neo đậu thuyền hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
6. Khu neo đậu là vùng nước bên ngoài vùng nước của cảng, bến thủy nội địa được thiết lập bằng hệ thống phao neo, trụ neo hoặc tự neo để phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ neo đậu chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện hoạt động khác theo quy định.
7. Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
…"
Khu neo đậu (Hình từ Internet)
Việc xây dựng khu neo đậu thuyền phải đảm bảo các yếu tố gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 25. Thiết lập khu neo đậu
1. Nội dung thỏa thuận thiết lập khu neo đậu
a) Vị trí, phạm vi khu neo đậu;
b) Mục đích sử dụng;
c) Quy mô khu xây dựng (phạm vi, thiết bị neo đậu).
2. Thẩm quyền thỏa thuận thiết lập khu neo đậu
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận thiết lập khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, khu neo đậu có vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thiết lập khu neo đậu trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
3. Hồ sơ thỏa thuận thiết lập khu neo đậu
a) Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập khu neo đậu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bình đồ khu vực dự kiến thiết lập khu neo đậu: phải thể hiện phạm vi khu neo đậu, cao trình đáy, vị trí luồng, công trình liền kề (nếu có) trên hệ tọa độ quốc gia VN2000 và hệ cao độ nhà nước, tỷ lệ bản vẽ từ 1/500 đến 1/2.000.
4. Trình tự thỏa thuận thiết lập khu neo đậu
a) Trước khi thiết lập khu neo đậu, chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này đề nghị thỏa thuận thiết lập khu neo đậu;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ra văn bản thỏa thuận thiết lập khu neo đậu gửi cho chủ đầu tư."
Bên cạnh đó, tại Điều 26 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 26. Công bố hoạt động khu neo đậu
1. Thẩm quyền công bố hoạt động khu neo đậu
Cơ quan thỏa thuận thiết lập khu neo đậu quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động khu neo đậu.
2. Hồ sơ công bố khu neo đậu
a) Đơn đề nghị công bố hoạt động khu neo đậu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;
c) Bình đồ khu vực khu neo đậu;
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phao neo (nếu dùng phao neo);
đ) Biên bản nghiệm thu rà quét vật chướng ngại.
3. Trình tự công bố hoạt động khu neo đậu
a) Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này đề nghị công bố hoạt động khu neo đậu;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố hoạt động khu neo đậu;
c) Quyết định công bố hoạt động khu neo đậu theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan công bố hoạt động khu neo đậu có trách nhiệm gửi quyết định công bố hoạt động cho chủ đầu tư, Cảng vụ, Chi cục đường thủy nội địa khu vực và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.
4. Trường hợp cần thiết, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải quyết định thiết lập và công bố hoạt động khu neo đậu để phục vụ phương tiện neo đậu, tránh trú bão, lũ trên đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý. Trước khi công bố hoạt động khu neo đậu, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải phải khảo sát, lập hồ sơ theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có đất muốn tự xây dựng khu neo đậu thuyền để đưa đón nhân viên đi làm thì cần phải thực hiện đăng ký thiết lập khu neo đậu.
Theo đó doanh nghiệp phải thực hiện nộp hồ sơ thỏa thuận thiết lập khu neo đậu theo quy định tại Điều 5 nêu trên đến Sở Giao thông vận tải để đăng ký thiết lập khu neo đậu.
Sau khi đăng ký thiết lập để chính thức đi vào hoạt động thì còn cần phải thực hiện thủ tục công bố hoạt động khu neo đậu theo quy định nêu trên.
Công bố đóng khu neo đậu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 27. Công bố đóng khu neo đậu
1. Khu neo đậu được công bố đóng trong các trường hợp sau:
a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vì lý do bảo đảm an toàn giao thông;
c) Theo đề nghị của chủ đầu tư.
2. Thẩm quyền công bố đóng khu neo đậu
Cơ quan công bố hoạt động khu neo đậu quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này đồng thời có thẩm quyền công bố đóng khu neo đậu.
..."
Theo đó, việc công bố đóng khu neo đậu trong các trường hợp quy định trên.
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến khu neo đậu của thuyền gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.