Khu neo đậu được hiểu thế nào? Việc đặt tên cho khu neo đậu được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến khu neo đậu. Cho tôi hỏi khu neo đậu được hiểu thế nào? Việc đặt tên cho khu neo đậu được thực hiện theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của chị N.T.H ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Khu neo đậu được hiểu thế nào?

Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP thì khu neo đậu là vùng nước bên ngoài vùng nước của cảng, bến thủy nội địa được thiết lập bằng hệ thống phao neo, trụ neo hoặc tự neo để phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ neo đậu chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện hoạt động khác theo quy định.

Nguyên tắc đầu tư xây dựng khu neo đậu là gì?

Việc đầu tư xây dựng khu neo đậu được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này, quy định về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa (trừ bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính), khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo quy định trên, đầu tư xây dựng khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Khu neo đậu (Hình từ Internet)

Khu neo đậu (Hình từ Internet)

Việc đặt tên cho khu neo đậu được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc đặt tên cho khu neo đậu được quy định tại Điều 17 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:

Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
1. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
a) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng;
b) Không đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đó;
c) Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên hoặc một phần tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
d) Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
đ) Tên cảng, bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng thủy nội địa” hoặc “Bến thủy nội địa” hoặc “Khu neo đậu”, tiếp theo là tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
2. Khi có nhu cầu đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có đơn đề nghị theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có văn bản chấp thuận đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Như vậy, việc đặt tên cho khu neo đậu được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

+ Khu neo đậu được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng.

+ Không đặt tên khu neo đậu trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên khu neo đậu đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của khu neo đậu đó.

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên hoặc một phần tên riêng của khu neo đậu trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên khu neo đậu.

+ Tên cảng, bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng thủy nội địa” hoặc “Bến thủy nội địa” hoặc “Khu neo đậu”, tiếp theo là tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,938 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào