Khu dân cư là gì? Mốc thời gian đánh giá khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự là mốc nào?

Khu dân cư là gì? Mốc thời gian đánh giá khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự là mốc nào? Khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự khi đạt tiêu chí nào theo quy định?

Khu dân cư là gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 124/2021/TT-BCA giải thích một số từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Khu dân cư” là nơi người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, là tên gọi chung của thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố, khu phố và đơn vị dân cư tương đương.
2. “Cơ quan” gồm: Cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền và có trụ sở làm việc, được đảm bảo hoạt động từ ngân sách Nhà nước.
...

Theo đó, khu dân cư là nơi người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, là tên gọi chung của thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố, khu phố và đơn vị dân cư tương đương.

Khu dân cư là gì? Mốc thời gian đánh giá khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự là mốc nào?

Khu dân cư là gì? Mốc thời gian đánh giá khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự là mốc nào? (Hình từ Internet)

Mốc thời gian đánh giá khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự được quy định thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 124/2021/TT-BCA như sau:

Mốc thời gian đánh giá, kết quả phân loại đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”
1. Căn cứ vào mức độ đạt các tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự” quy định tại Thông tư này và các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định (nếu có) để phân loại khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt hoặc chưa đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
2. Mốc thời gian đánh giá
a) Đối với khu dân cư: Mốc thời gian đánh giá từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến ngày 31 tháng 10 năm sau;
b) Đối với xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục: Mốc thời gian đánh giá từ ngày 16 tháng 11 năm trước đến ngày 15 tháng 11 năm sau.

Như vậy, mốc thời gian đánh giá khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự là từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến ngày 31 tháng 10 năm sau.

Khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự khi đạt tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 124/2021/TT-BCA, khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự khi đạt đủ các tiêu chí sau:

(1) Quý I hằng năm, chi bộ có nghị quyết, khu dân cư có đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; 100% hộ gia đình đang cư trú trên địa bàn đăng ký tham gia xây dựng khu dân cư “An toàn về an ninh, trật tự”.

(2) Triển khai, thực hiện đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương về công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

(3) Không để xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng;

- Tuyên truyền, phát triển tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật;

- Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, tranh chấp, khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, trật tự;

- Hoạt động ly khai, đòi tự trị;

- Mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp, kéo dài trong nội bộ Nhân dân;

- Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước; xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(4) Tham gia, phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác ở khu dân cư, bao gồm:

- Kiềm chế, kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật khác so với năm trước;

- Không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng trở lên (trừ trường hợp bất khả kháng) hoặc nếu có phải kịp thời phát hiện, sử dụng đồng bộ các biện pháp giảm thiểu hậu quả và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xử lý;

- Không phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ các loại đối tượng đang cư trú trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Không để xảy ra cháy, nổ nghiêm trọng; tai nạn lao động chết người; sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp bất khả kháng).

(5) Lực lượng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên và không có cá nhân vi phạm bị xử lý kỷ luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

315 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào