Khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này hay không?
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó.
Khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính với các vi phạm về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản như sau:
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường đáp ứng điều kiện theo quy định; không có người quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo diện tích cây xanh tối thiểu trong phạm vi khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; thực hiện không đúng quy hoạch các khu chức năng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi ghi chép nhật ký vận hành không đầy đủ một trong các nội dung: Lượng nước thải, lượng điện tiêu thụ, hóa chất sử dụng, lượng bùn thải;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung; không có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định; không bố trí công tơ điện, độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đấu nối hoặc đấu nối không triệt để nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định; không kiểm soát dẫn đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP và điểm k khoản 4 Điều 12 Nghị định 155/2016/NĐ-CP nếu tổ chức kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định thì có thể sẽ bị xử phạt từ 800 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này hay không?
Căn cứ khoản 34 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, d, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp tổ chức kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định bị xử phạt từ 800 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ không có quyền xử phạt mà thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.